Là ngọn nguồn của nhiều công trình nổi tiếng với nét đẹp vượt thời gian, thiết kế kiến trúc tân cổ điển đã khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường hiện nay.
Xây nhà được xem là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của đời người để ta có thể an cư, lạc nghiệp. Tuy nhiên để sở hữu một tổ ấm hoàn hảo, tiện nghi với đầy đủ các công năng khoa học thì điều đầu tiên đòi hỏi bạn cần phải có một bản thiết kế kiến trúc hợp lý cũng như là định hình phong cách mình hướng đến sao cho phù hợp.
Và với những ai yêu thích nét nhẹ nhàng, lạng mạn và có chút hoài niệm về vẻ đẹp trong quá khứ thì một công trình phong cách tân cổ điển chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt là với sự thanh thoát, sang trọng đi cùng với nét đẹp thanh lịch đầy tinh tế, phong cách này dễ dàng chinh phục cả những gia chủ khó tính nhất để trở thành xu hướng lựa chọn của các gia đình giúp mang đến một điểm nhấn ấn tượng cho tổ ấm. Tuy nhiên, để đưa ra được phương án phù hợp thì điều đầu tiên đòi hỏi bạn cần phải định hình phong cách này một cách rõ ràng và thấu hiểu nhất. Theo đó hãy cùng Hoàng Gia Vũ đi sâu tìm hiểu kiến trúc tân cổ điển từ A – Z qua bài viết dưới đây nhé!
1,Phong cách tân cổ điển là gì? Xu hướng thiết kế tân cổ điển hiện nay
Phong cách tân cổ điển ra đời tại Châu Âu vào giữa thế kỷ 18 sau đó lan rộng ra khắp thế giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, thời trang,… cho đến các công trình kiến trúc – xây dựng. Phong cách này được lấy cảm hứng từ văn hóa nghệ thuật Hy Lạp, La Mã cổ đại nhưng nếu các kiến trúc La mã thể hiện từng chi tiết hoa văn cầu kỳ như các tòa lâu đài, cung điện xa hoa thì tân cổ điển lại có phần thoải mái hơn. Đặc biệt là cùng với sự táo bạo trong kết hợp cùng với nét đẹp hiện đại đã giúp phong cách này trở nên hoàn toàn khác biệt, không những lung linh tuyệt đẹp và còn tinh tế đầy kiêu kỳ.
Và ở Việt Nam, kiến trúc tân cổ điển bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp xâm lược. Theo đó có rất nhiều công trình mà Pháp xây dựng trên nước ta mang đậm dấu ấn của phong cách tân cổ điển như: ga Hà Nội, nhà thờ lớn, bưu điện Hà Nội,… hiện đang trở thành một điểm nhấn văn hóa của nơi đây. Và cho đến nay thì những giá trị của mô hình kiến trúc này vẫn được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong thực tế xây dựng hiện nay. Đặc biệt là nhận thấy được ý nghĩa thẩm mỹ độc đáo đầy tinh tế và sang trọng của phong cách kiến trúc này mà chúng trở thành một xu hướng nổi bật được các gia đình yêu thích cho đến tận ngày nay.
2, Tìm hiểu đặc điểm của kiến trúc tân cổ điển
Trên thị trường xây dựng hiện nay, phong cách tân cổ điển được định hình là dòng kiến trúc hạng sang chỉ có những ai có điều kiện kinh tế mới dám nghĩ đến như một cách thể hiện giá trị và đẳng cấp của mình. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện một công trình tân cổ điển lại không phải là dễ dàng mà đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao và thực sự hiểu biết về trường phái này. Bởi đôi khi chỉ phạm một lỗi nhỏ cũng có thể làm mất đi giá trị vốn có ban đầu của chúng. Theo đó dưới đây những đặc điểm tiêu biểu của lối kiến trúc này mà bạn có thể tham khảo:
2.1, Đặc điểm của kiến trúc tân cổ điển trong thiết kế ngoại thất
Trong thiết kế ngoại thất theo phong cách tân cổ điển sẽ giúp mang đến cho công trình một nét đẹp sang trọng đầy nguy nga, bắt mắt nhưng vẫn có sự hòa quyện hoàn hảo với nét khỏe khoắn, thanh thoát của phong cách hiện đại. Theo đó ta có thể dễ dàng nhận thấy được đặc trưng tiêu biểu của công trình này chính là sự cân đối về hình khối về kiến trúc công trình được khắc tạc tạo cảm giác vững chắc, kiên cố.
Ngoài ra trong kiến trúc này cũng tập trung vào nét đẹp của các bức tường với những bức phù điêu đắp nổi nhưng lại hạn chế khung và hoa văn để giúp mỗi bộ phận đều duy trì được bản sắc riêng. Và các thức cột, hệ vòm cũng là một đặc trưng nổi bật tại đây với 03 kiểu dáng cơ bản là: corinth, lonic và doric. Trong đó Corinth nổi bật với các chi tiết hoa lá cầu kỳ, doric lại thiên về sức khỏe khoắn nên không sử dụng họa tiết còn lonic là kiểu trung hòa không rườm rà như corinth nhưng cũng chẳng đơn điệu như Doric. Và trong xu hướng hiện nay có hai trường phái kiến trúc ngoại thất tân cổ điển phổ biến là:
– Kiến trúc tân cổ điển Pháp
Phong cách tân cổ điển Pháp thường chịu nhiều ảnh hưởng từ kiến trúc Baroqye cổ điển nhưng được pha trộn thêm các quan điểm thiết kế mới để tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng riêng. Cụ thể là thay vào việc ưa chuộng sự màu mè hay nhấn nhá nhiều chi tiết thì phong cách này được xem như một sự chống đối với phong cách Rococo với các bề mặt tường thường tập trung vào sự đơn giản với các gờ đơn giản hay để phẳng nhẵn thay vì sử dụng các chi tiết điêu khắc.
– Phong cách tân cổ điển của Roman
Khác với phong cách Pháp thì mô hình kiến trúc này vẫn đem đến sự hoài niệm về quá khứ với việc lấy ý tưởng từ các chi tiết trong kiến trúc cổ điển. Tuy nhiên phong cách lại không lệ thuộc vào các nguyên tắc cổ điển nhưng lại được cách tân nhẹ nhàng hơn ở mức vừa đủ. Theo đó ta có thể dễ dàng nhận thấy tại đây những đường vòm cong trên các hệ cửa, những đường kẻ chỉ nhẹ nhàng hay các thức cột, phù điêu đắp nổi thanh lịch và tất cả được kết hợp hài hòa tạo nét đẹp hoài cổ nhẹ nhàng mà không quá xa đà hay nhập nhằng khó hiểu.
2.2, Đặc điểm trong thiết kế nội thất tân cổ điển
Để hoàn thiện một công trình kiến trúc tân cổ điển thì không chỉ cần phải đảm bảo về mặt ngoại thất mà nội thất cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng và đảm bảo đi đúng với chủ đề kiến trúc để mang đến một tổ ấm hoàn hảo nhất. Và trong thiết kế nội thất tại đây nổi bật với sự tinh tế trong các chi tiết tiết tối giản. Đó không phải là các họa tiết cầu kỳ như trường phải cổ điển mà đề cao vẻ đẹp tuyệt mỹ đến từ những đường cong mềm mại trên các hệ tay vịn, chân bàn, ghế,… cùng các hoa văn cách tân nhẹ nhàng. Khi được đặt cạnh nhau chúng sẽ cùng nâng đỡ và tỏa sáng hoàn hảo để tạo nên một vẻ đẹp làm say đắm lòng người.
Đặc biệt là hình khối của nội thất tân cổ điển được thiết kế cân đối với sự biến tấu đa dạng hơn nhưng được tính toán tỉ mỉ để đạt được tỉ lệ chính xác nhất. Và tại đây thường tập trung vào các bức tường, trần với các hệ phào chỉ theo tỷ lệ vàng nghiêm ngặt. Đây được xem là chìa khóa cho vẻ đẹp nghệ thuật của trường phái này để mang đến một góc nhìn hài hòa từ bố cục đến nội thất. Và theo thị hiếu của khách hàng thì hiện nay có hai trường phái nội thất tân cổ điển chủ yếu là:
– Thiết kế nội thất tân cổ điển truyền thống
Đây là trường phái được xem là được lấy cảm hứng từ những tòa lâu đài, cung điện hoàng gia và giúp làm sống lại hình ảnh quý tộc xưa qua nghệ thuật tạo hình đặc trưng. Tuy nhiên các đường nét, chi tiết đều được tinh giản trở nên nhẹ nhàng hơn để đi đúng với bản chất tân cổ điển và giúp tạo một điểm nhấn cân bằng hoàn hảo. Đặc biệt là cùng với sự chấm phá của một vài nét tinh tế của quá khứ được điểm xuyến trong sự phóng khoáng của hiện đại để giữ lại nét đẹp kiêu sa đầy quý phía những vẫn phù hợp với nhịp sống đương thời. Chính vì vậy đây được xem là thước đo của sự thịnh vượng được các gia đình giàu có lựa chọn để thể hiện địa vị của mình.
– Kiến trúc nội thất tân cổ điển Châu Âu nhẹ nhàng
Trong kiến trúc nội thất tân cổ điển Châu Âu thì giá trị thẩm mỹ nghệ thuật lại xuất phát từ những chi tiết đơn giản nhất. Theo đó với sự tinh tế được toát lên từ sự phối hợp hoàn hảo giữa kiểu dáng nội thất, màu sắc, ánh sáng và kết cấu của ngôi nhà. Từ đó giúp mang đến cho tổng thể một dấu ấn riêng phảng phất chút hoài niệm quá khứ nhưng vẫn đậm chất tươi mới của nhịp sống đương đại. Đặc biệt các phụ kiện trang trí nổi bật với các đường nét cách tân nhẹ nhàng càng giúp tôn lên sức hút lôi cuốn cho không gian.
– Thiết kế nội thất tân cổ điển phong cách Christopher Guy
Là một trường phái nghệ thuật được sáng lập bởi nhà thiết kế nổi tiếng Christopher Guy nhưng với nét đẹp pha trộn hoàn hawor giữa cổ điển và hiện đại thì phong cách này cũng được xem là một khí cạnh khác của nội thất tân cổ điển. Dòng nội thất này đã mang đến một diện mạo riêng đầy nổi bật với nét đẹp quý phái được minh họa hoàn hảo qua những đường cong duyên dáng đầy quyến rũ. Cùng với sự hào phóng được bộc lộ qua các thanh nẹp đồng lâu đới đã tạo nên một nét đẹp thanh thoát đượm vẻ kiêu kỳ đã đánh mạnh vào sự yêu thích của giới thương lưu với một hình ảnh vương giả đầy sống động.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu kiến trúc tân cổ điển từ A – Z một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Mong rằng với những chia sẻ hữu ích này của Hoàng Gia Vũ sẽ giúp mọi người có thể định hình là lựa chọn cho tổ ấm của mình một phong cách chủ đề phù hợp nhất.
By: M. Nguyệt