Diện tích thông thủy được biết đến là một thuật ngữ chuyên ngành rất thông dụng trong lĩnh vực kiến trúc, nhà ở nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó.
Xây nhà, làm đẹp thêm cho không gian sống là việc quan trọng của đời người. Bất kỳ không gian nào cũng cần được tính toán đo đạc để giúp phù hợp với nhu cầu sống. Trong quá trình thiết kế thi công người ta thường nhắc đến thông thủy. Tuy nhiên, không quá nhiều người biết đến yếu tố này. Vậy thông thủy là gì? Kích thước thông thủy ra sao cho hợp lý? Có những lưu ý đối với thông thủy. Tất cả những thông tin đó sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây!
1, Tìm hiểu thông thủy là gì?
Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ thông thủy là gì cũng như là cách áp dụng chúng trong kiến trúc thì mọi người có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:
Thông thủy là gì?
Theo wikipedia thì Thông thủy là một từ gốc hán việt. Dịch ra có nghĩa là dòng nước có thể chảy quả mà không bị vướng bất cứ thứ gì có thể ngăn cản được dòng chảy của nó. Khái niệm này trong đời sống hàng ngày được áp dụng nhiều trong xây dựng, thiết kế, kiến trúc. Ngoài ra, khái niệm này trong đời sống cũng được vận dụng trong nhiều nghề nghiệp, công việc khác nhau, ví dụ như thợ nề thì gọi là “ lọt gió”, đối với thợ điện thì được gọi là “lọt sáng”. Còn đối với nhiều địa phương, nhiều vùng khác có thể gọi là “lọt lòng” cũng mang ý nghĩa giống như thông thủy. Với cách hiểu như thế, bạn hoàn toàn có thể hiểu hẹp lại ý nghĩa của thông thủy đối với các tên gọi khác nhau như:
Diện tích thông thủy là gì?
Diện tích thông thủy được hiểu là phần diện tích sử dụng, trong đó, phần diện tích sử dụng sẽ được tính bằng tổng diện tích trên mặt bằng của công trình, sau đó trừ đi bề dày của tường, vách, của cột và trừ đi cả độ dày của lớp trát nhưng không trừ đi bề dày của lớp gạch được sử dụng ốp tường hoặc ốp chân tường.
Diện tích thông thủy = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kĩ thuật}
Phân biệt diện tích thông thủy với diện tích tim tường
Bạn cũng cần phân biệt diện tích thông thủy và diện tích tim tường để có cách xác định đúng nhất.
Diện tích tim tường sẽ được hiểu là diện tích sàn xây dựng căn hộ, là tổng hợp của tất cả phần diện tích từ tim tường, tường bao quanh, diện tích sàn có cột, các hộp kỹ thuật trong nhà. Nó chính là phần bị trừ đi khi tính toán diện tích thông thủy.
Có thể nhiều người sẽ cho rằng, nếu như đo theo thông thủy thì sẽ có lợi hơn cho người mua nhà. Tuy nhiên, nếu xét theo khả năng thực thi quyền sở hữu thì đo theo tim tường là lựa chọn thông minh hơn. Bởi hiện nay, các thiết kế nội thất đang dần được hiện đại hóa, tối ưu hóa với kiểu nội thất âm tường được ưu tiên sử dụng ngày càng nhiều. Điều này sẽ giúp gia chủ không chỉ tận dụng được tối đa không gian trong nhà mà còn tạo được cảm giác rộng rãi, thoáng đãng cho không gian nhà ở của chính mình.
2, Những kích thước thông thủy trong xây dựng
Diện tích thông thủy được sử dụng là một trong những khái niệm rất phổ biến trong thiết kế và thi công các công trình hiện nay. Người ta xác định diện tích thông thủy như một cách để chắc chắn rằng diện tích sử dụng thực tế của công trình là bao nhiêu so với diện tích tổng của toàn bộ ngôi nhà, hay căn hộ chung cư đó. Diện tích thông thủy và diện tích bao ngoài của toàn bộ ngôi nhà càng sát nhau thì người dùng sẽ tận dụng được tối đa không gian sử dụng hơn cả. Đương nhiên, tùy thuộc vào thiết kế, cũng như kiến trúc, thi công, kết cấu của mỗi công trình khác nhau mà diện tích thông thủy cũng sẽ khác nhau.
Chiều cao thông thủy
Chiều cao của nhà ở dân dụng được hiểu là chiều cao, kích thước tính từ mặt dưới của trần hay kết cấu chịu lực (dầm) xuống mặt sàn của công trình đó. Thông thường, chiều cao thông thủy cho phép trong các thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự từ khoảng 3- 3.6m ( Đối với phương án trần là trần bê tông). Còn đối với những phương án nhà mà trần bê tông có dầm ngang đi qua thì chiều cao sẽ được tính thấp hơn bởi vị trí của dầm ngang được hạ xuống ở những vị trí tại những góc giao giữa khu vực tường và trần nhà.
Kích thước thông thủy cửa
Khi thi công xây dựng một công trình, chủ đầu tư thường quan tâm đến các chiều cao nhà, mà kích thước cửa cũng được nhiều chủ nhà rất quan tâm. Trong đó, bao gồm cả các kích thước cửa chính, cửa sổ,… Đối với mỗi loại cửa khác nhau sẽ có những yêu cầu về kích thước khác nhau sao cho phù hợp với phong thủy cũng như giúp bạn mang lại những may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Bạn có thể áp dụng được những kích thước thông thủy theo những chỉ dẫn về loại cửa dưới đây như sau:
Kết luận
Trong nội dung bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu về thông thủy là gì cũng như là diện tích thông thủy và các kích thước. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc lên kế hoạch mua nhà hay xây dựng nhà ở.