Với tác dụng vừa giúp tăng độ bóng bẩy lại vừa giúp bảo vệ nội thất gỗ tự nhiên hiệu quả thì sơn PU hiện đang là xu hướng lựa chọn của các gia đình. Vậy sơn PU là gì?
Gỗ tự nhiên từ lâu đã được biết đến là dòng vật liệu truyền thống rất được dân tộc ta yêu thích và sử dụng suốt bao đời nay. Đặc biệt là những món đồ nội thất gỗ tự nhiên ghi điểm bởi nét đẹp ấm cúng, sang trọng cùng độ bền tuyệt vời luôn là xu hướng lựa chọn hàng đầu của các gia đình.
Và trong quá trình sản xuất và thi công để giúp vừa bảo vệ code gỗ khỏi những tác nhân môi trường, mối mọt đồng thời gia tăng độ bóng bẩy nâng cao giá trị thẩm mỹ, các nhà săn xuất thường phủ lên phái trên bề mặt nội thất gỗ một lớp sơn PU. Vậy sơn PU là gì? Quy trình sơn PU ra sao để tạo được vẻ đẹp sáng bóng đầy bắt mắt? Hãy cùng Hoàng Gia Vũ đi sâu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1, Tìm hiểu sơn PU là gì?
Sơn PU là gì? Sơn PU hay còn có tên gọi chính xác là PolyUrethane – là một loại polymer có rất nhiều ứng dụng đa dạng trong cuộc sống hiện nay. Loại sơn này được tồn tại dưới 2 dạng phổ biến là dạng cứng và dạng foam. Cụ thể là dạng cứng thường được dùng để sử dụng như một lớp sơn phủ để đánh bóng và bảo vệ các sản phẩm trong thiết kế nội thất, đồ dùng gỗ tự nhiên. Còn dạng foam lại quen thuộc trong sản xuất các loại đệm mút của các loại ghế hay dùng để bảo vệ các thiết bị, dụng cụ trong quá trình vận chuyển.
Theo ngôn ngữ đơn giản của những người thợ sản xuất thì đây là một loại sơn giúp đánh bóng, tạo màu và bảo vệ các đồ nội thất một cách mịn và đẹp nhất. Tuy nhiên khác với những kỹ thuật sơn khác thì loại sơn này được đánh giá là có độ dày hơn với 03 lớp chính:
– Sơn lót: có tác dụng giúp che lấp các khuyết điểm để giúp cho bề mặt gỗ được sơn phẳng, mịn và đẹp mắt hơn.
– Sơn màu: loại sơn này sẽ được lựa chọn dựa trên yêu cầu và sở thích của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều gia đình lại bị cuốn hút bởi màu sơn trắng tinh tế, thanh lịch.
– Sơn bóng: loại sơn này thường được dùng trong trường hợp khách hàng yêu thích màu vân nguyên bản của gỗ đồng thì lớp sơn này sẽ giúp bề mặt sáng bóng hơn đồng thời giúp bảo vệ gỗ hiệu quả.
2, Các loại sơn PU phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường, sơn PU được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại sơn PU phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng sơn hiện nay:
Sơn PU 1K:
Đây là một hệ sơn quen thuộc và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Dòng sơn này được sản xuất từ alkyd cao cấp cùng nhựa PU một thành phần với tất cả các hệ màu. Trong thực tế, sơn PU 1k thường được sử dụng để nâng cao tính năng sản phẩm nên rất phù hợp với các đồ dùng, sản phẩm nội – ngoại thất gỗ tự nhiên.
Sơn PU Vinyl là gì?
Sơn PU Vinyl cũng là một một hệ sơn đang được sử dụng phổ biến hiện này và được bày bán ở hầu hết các cửa hàng sơn. Đây cũng là một loại sơn một thành phân và được sản xuất dành riêng cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Trong thực tế, loại sơn này thường được sử dụng như một lớp sơn lót được phủ lên các bề mặt đồ dùng gỗ và kim loại. Ưu điểm của loại sơn này chính là rất nhanh khô đồng thời khắc phục được các hạ chế của những loại sơn NC thông thường.
Sơn PU giả gỗ
Đây là loại sơn PU thường được sử dụng chuyên dùng để tạo màu vân gỗ cho các món đồ nội thất gỗ tự nhiên hiện nay. Theo đó trong thành phần của loại sơn này được sử dụng hai loại chất liệu tạo màu chủ yếu là Glaze và Stain để giúp mang đến màu sắc nổi bật, bắt mắt cho gỗ mà vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên đồng thời là nét tinh tế trong các đường vân gỗ của sản phẩm.
3, Quy trình sơn PU
Cách pha chế sơn PU là gì
Để có được một màu sơn đẹp và bóng bẩy và bắt mắt có sự phụ thuộc rất lớn vào cách pha chế sơn. Dưới đây là các tỷ lệ pha chế sơn PU phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
– Cách pha chế sơn lót: 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng
– Cách pha chế sơn màu: 1 sơn cứng + 5 xăng + tinh màu (tỷ lệ tinh màu được tăng giảm sao cho phù hợp)
– Cách pha chế sơn bóng: 2 sơn bóng + 1 sơn cứng + xăng (tỷ lệ xăng được tăng giảm sao cho phù hợp)
Quy trình sơn PU tiêu chuẩn
Trong tìm hiểu sơn PU là gì thì bạn không thể bỏ qua quy trình sơn PU tiêu chuẩn với các bước cơ bản dưới đây:
Sơn PU là gì – Cách xử lý bề mặt gỗ khi sơn PU
Trước khi tiến hành sơn, bề mặt nội thất gỗ sẽ được đánh nhám bằng giấy nhám P240. Đồng thời tùy thuộc vào màu sơn mà người thợ sẽ quyết định có bả bột hay không? Nếu bả bột thì sẽ giúp dễ dàng lấp đầy các tim gỗ khuyết tật để không cần phải tốn công sức để trám các kẽ hở trên bề mặt gỗ. Tuy nhiên tùy thuộc vào yêu cầu của mẫu sơn mà có thể lựa chọn loại bột bả phù hợp.
Tiến hành sơn lót lần 1
Lớp sơn lót sẽ được pha chế theo tỷ lệ sơn lớn như trên và cho phép bạn có thể tăng giảm các chất phụ giác một cách thích hợp để điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong quá trình sơn lót đòi hỏi cần phải sử dụng súng phun chất lượng tốt và sơn đều tay.
Tiến hành sơn lót lần 2
Sau khi lớp sơn lót lần 1 khô hoàn toàn thì ta lại tiếp túc chàm nhám bề mặt đã sơn bằng giấy nhám P320 rồi lại tiếp tục tiến hành sơn lót lần 2 để giúp màu sơn mịn và lên màu đẹp mắt hơn. Trong đó lớp sơn lót lần này cũng được pha chế theo tỷ lệ như lớp sơn lót lần 1.
Sơn PU là gì – Các phun màu trong quy trình sơn
Sau khi lớp sơn lót lần 2 khi thì ta sẽ tiến hành phun màu cho bề mặt nội thất. Hạng mục này cần phải được thực hiện trong phòng ốc sạch sẽ để tránh bụi bặm những cũng phải đảm bảo lưu thông khí tốt. Khi thực hiện sơn màu sẽ được chia thành 2 lượt. Trong lượt đầu tiên chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu. Sau đó đợi một khoảng thời gian mới tiếp tục lượt sơn thứ hai và ở lượt này sẽ sơn hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Hơn nữa trong lượt này người thợ sẽ tiến hành dặm sơn đậm hơn ở những chỗ thiếu màu để đảm bảo cho bề mặt sơn được đồng đều nhất có thể.
Tiến hành phun bóng
Đây là lớp sơn cuối cùng của bề mặt gỗ. Cụ thể là sau khi lớp sơn màu khô thì ta sẽ tiến hành sơn phủ bóng cho bề mặt. Hiện nay có rất nhiều chất lượng sơn bóng khác nhau như bóng 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Cũng giống như là sơn màu thì quá trình sơn bóng cũng cần phải diễn ra ở nơi tránh bụi bặm tốt để đảm bảo giá trị thẩm mỹ hoàn hảo nhất.
Tiến hành đóng gói và bảo quản
Sau khi đã sơn bóng thì ta sẽ đợi lớp sơn này khô trong khoảng từ 12 – 16 giờ để tiến hành đóng gói và bảo quản. Tuy nhiên trong quá trình chờ khô thì bạn cần phải lưu ý đển tổng lượng bay hơi của đạt chuẩn để đảm bảo độ bền màu lâu dài. Cụ thể như khi màng sơn có xu hướng ổn định nhưng chưa hoàn toàn khô với tổng lượng bay hơi từ 75 – 90%, tại giai đoạn này nếu ta giảm tốc độ bay hơi sẽ giúp tăng khả năng chống biến trắng cũng như là tăng độ bóng cho bề mặt. Còn khi màng sơn đã khô hoàn toàn với sự bay hơi cuối cùng khoảng 10% thì bạn có thể tiến hành đóng gói và bảo quản gỗ.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu sơn PU là gì, các loại sơn PU thông dụng cũng như là quy trình sơn PU tiêu chuẩn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trogn quá trình lựa chọn công nghệ sơn phù hợp để bảo vệ và gia tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm nội thất của gia đình.