Tìm hiểu móng nông là gì? Tiêu chuẩn thiết kế móng nông

Việc tìm hiểu móng nông là gì cũng như các tiêu chuẩn thiết kế móng nông sẽ giúp bạn đưa ra được phương án thi công xây dựng nhà ở tối ưu nhất.

Móng nhà luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong thi công xây dựng kết cấu của mọi công trình không chỉ bởi vì chúng là hạng mục đầu tiên mà chúng có vai trò quyết định trực tiếp đến độ chắc chắn, bền vững và an toàn của công trình. Chính vì vậy trong thiết kế kiến trúc và xây dựng việc làm móng luôn là vấn đề rất được các gia chủ quan tâm và chú trọng.

móng nông là gì

Hiện nay móng nhà được chia thành nhiều loại khác nhau, chủ yếu là móng nông và móng sâu; tùy thuộc vào điều kiện địa chất và quy mô công trình mà ta có thể đưa ra những cách làm nền móng sao cho phù hợp. Vậy nếu móng sâu thường dùng cho công trình có diện tích và trọng tải lớn thì móng nông là gì? Tiêu chuẩn thiết kế móng nông như thế nào? Hãy cùng Hoàng Gia Vũ đi sâu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1, Tìm hiểu móng nông là gì?

1.1 Móng nông là gì?

Móng nông là loại móng được xây dựng trên hố đào trần rồi được lấp lại với chiều sâu khoảng từ 2 – 3m, một vài trường hợp đặc biệt thì có thể đào sâu đến khoảng 5m. Sự khác nhau cơ bản giữa chúng và móng nông chính là trong thi công móng nông thường tính toán bỏ qua việc ma sát giữa hai bên móng bao gồm cả lực dính của đất với thành bên còn móng sâu lại phải kê đến ma sát xung quanh.

móng nông là gì

Và cùng với việc tìm hiểu móng nông là gì thì có thể thấy loại móng này thường được sử dụng cho những công trình có quy mô vừa và nhỏ với kết cấu không vượt quá 05 tầng lầu. Chúng thường tận dụng khả năng làm việc của lớp đất bề mặt trên cùng nên khả năng ổn định về sức chịu tả và biến dạng của lớp đất sẽ quyết định đến tính ổn định của công trình. Vì vậy móng nông thường được sử dụng trên nền đất tốt, trong trường hợp ứng dụng trên nền đất yếu thì có thể gia cố bằng các loại cọc gỗ như cừ tràm hoặc bê tông cốt thép để tăng độ cứng cho nền đất.

1.2 Ưu điểm của móng nông là gì?

móng nông là gì

Với những tính chất trên thì móng nông có những ưu điểm nổi bật sau:

– Việc làm móng nông khả đơn giản có thể dùng nhân công để đòa móng mà không cần sử dụng các thiết bị phức tạp. Hơn nữa trong trường hợp số lượng móng nhiều và chiều sâu khá lớn thì có thể sử dụng máy móc nhằm tăng năng suất và giảm thời gian xây dựng.

– Có thời gian thi công nhanh chóng và chi phí xây dựng thấp hơn móng sâu rất nhiều. Vì vậy đối với các công trình xây dựng vừa và nhỏ như nhà cấp 04, nhà dưới 05 tầng thì đây chính là phương án thi công tối ưu để tiết kiệm chi phí.

1.3 Nhược điểm của móng nông?

móng nông là gì

Bên cạnh những ưu điểm trên thì móng nông vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định. Vậy nhược điểm của móng nông là gì?

– Chỉ phù hợp với công trình có quy mô nhỏ và khó có thể nâng cấp hay mở rộng thêm.

– Khả năng chịu tác động của thiên nhiên như: bão, động đất, lốc xoáy không bằng các công trình sử dụng nền móng sâu.

– Đối với nền đất có độ lún cao không nên dùng móng nông vì dễ bị sụt lún hay nghiêng đổ vô cùng nguy hiểm.

2, Tiêu chuẩn về thiết kế móng nông

móng nông là gì

Có thể thấy được rằng móng nông là một loại móng nhà vô cùng phổ biến hiện nay nhưng trong thi công xây dựng để đảm bảo chất lượng và tính an toàn cho công trình thì bạn cần phải nắm rõ các tiêu chuẩn về thiết kế móng nông dưới đây:

2.1 Điều kiện địa chất được sử dụng móng nông

Điều đầu tiên để quyết định có nên làm móng nông hay không thì đòi hỏi ta cần phải chú ý đến bề dày của lớp đất cũng như là độ sâu của mức nước dưới đất. Thông thường các nền đất sét có bề dày đủ lớn từ 5 – 7m phân bố trên cùng của lớp đất là có đủ điều kiện để đặt móng nông. Tuy nhiên với trường hợp tầng đất yếu nằm dưới tầng đất tốt có thể gây tình trạng sụt lún thì đòi hỏi bạn cần phải tính toán và hạn chế độ nông sâu phù hợp. Trong trường hợp bất khả kháng thì cần phải có biện pháp xử lý kịp thời thay thế bằng cọc tràm, cọc tre hay ép cọc.

Và trong quá trình khảo sát địa chất thì các kỹ sư cũng cần phải lưu ý đến kích thước móng sao cho phù hợp. Cụ thể là kích thước móng nông từ 0,8 – 1,4m với khả năng biến dạng giới hạn trong khoảng Sgh ≤ 8cm. Nhiều người cho rằng xây móng lớn để tăng độ chịu tải nhưng đây là quan niệm sai lầm bởi kích thước móng lớn cần phải tính toán góc mở phức tạp hơn.

2.2 Điều kiện địa chất thủy văn tác động đến độ sâu móng nông là gì

Yếu tố địa chất thủy văn có ảnh hưởng rất lớn đến độ sâu của móng, nhất là vị trí của lớp đất chịu lực vì vậy trong khảo sát thực tế đòi hỏi bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng độ sâu của móng phù hợp. Thông thường người ta thường sẽ xét đến biên độ dao động của mực nước ngầm và dòng chảy ngầm để đưa ra phương án thi công tốt nhất. Cụ thể là các kỹ sư sẽ tính toán sao cho đặt đế móng ở trên mực nước ngầm bởi nếu đặt ở dưới nước do tác dụng của lực đẩy nước mà làm giảm ứng suất tác động lên nền cũng như làm giảm khả năng chống trượt khi chịu lực ngang khiến công trình dễ bị sụt lún, sụp đổ.

2.3 Khả năng truyền tải trọng cho công trình

Theo tiêu chuẩn thiết kế móng nông thì đòi hỏi móng cần phải đặt đủ sâu để đảm bảo về khả năng truyền tải trọng. Trong đó có hai yếu tố mà bạn cần phải quan tâm chính là giảm diện tích của đế móng để giảm độ lún và biến dạng của đất nền, nhất là với đất nền yếu. Tiếp là đối với các công trình cần phải chịu lực ngang lớn thì đòi hỏi phải tính toán độ sâu của móng phù hợp để tránh tình trạng lật, trượt.

2.4 Yêu cầu sử dụng công trình móng nông là gì

Các công trình lân cận như: đường hầm, đường ống dẫn nước,… cũng là một một yếu tố vô cùng quan trọng đòi hỏi bạn cần phải lưu ý trong việc gia hạn cho độ sâu của móng. Bởi nếu như công trình gần các khu vực này thì đòi hỏi đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất là 40cm và mặt trên của móng phải được đặt dưới sàn của tầng hầm.

2.5 Biện pháp thi công móng nông

Biện pháp thi công và chiều sâu của móng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Theo đó việc tính toán chiều sâu chôn móng một cách thông minh sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian thi công móng cũng như là giúp việc thi công trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Tốt nhất trong thi công bạn có thể đề xuất nhiều phương án với các độ sâu thích hợp để có thể lựa chọn cách làm tối ưu nhất.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu móng nông là gì cũng như là các tiêu chuẩn thiết kế móng nông phù hợp nhất. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc xây dựng thi công tổ ấm của mình hoàn hảo nhất.

>> Xem thêm: Tham khảo kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu