Tìm hiểu móng băng là gì? Ưu – nhược điểm của móng băng

Việc tìm hiểu móng băng là gì cũng như các ưu điểm của loại hình này sẽ giúp bạn đưa ra được phương án thiết kế và xây dựng hoàn hảo nhất cho ngôi nhà của mình.

Có thể thấy được để sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo thì việc đầu tiên đòi hỏi bạn cần phải có một kế hoạch xây dựng cũng như là năm rõ các quy trình và yếu tố cần thiết trong xây dựng. Về nguyên tắc thì điều đầu tiên đòi hỏi bạn cần phải quan tâm khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà chính là phần móng của nhà. Bởi đây chính là yếu tố quan trọng giúp đỡ cột và tường của nền nhà giúp đảm bảo an toàn, chắc chắn và vững chãi cho công trình.

móng băng là gì

Và tùy thuộc vào từng quy mô công trình và điều kiện địa chất nhất định mà  bạn có thể chọn một loại móng phù hợp. Trong đó được biết đến là loại móng có thể thích hợp với nhiều loại nền đất, địa hình cũng như là quy mô công trình thì móng băng luôn là sự lựa chọn yêu thích của nhiều kỹ sư. Vậy móng băng là gì? Ưu nhược điểm của móng băng như thế nào? Hãy cùng Hoàng Gia Vũ đi sâu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1, Tìm hiểu móng băng là gì?

Móng băng là gì? Móng băng là một loại móng được thiết kế với vai trò chịu lực và kết nối các điểm cọc của móng khác nhau. Và chức năng chính của kết cấu móng băng chính là nhằm giảm áp lực đáy móng và đmả bảo truyền tải trọng lực công trình xuống đều cho các cột cừ tràm hay côt bê tông phía dưới. Nói dễ hiệu hơn thì loiaj móng này sẽ giúp chịu một phần lực của các cọc nhà để tăng cường độ bền và sức chịu đựng cho công trình. Vì vậy loại móng này thường sử dụng trong thiết kế nhà phố với quy mô từ 3 – 5 tầng.

móng băng là gì

Và hiện nay trong thực tế thi công xây dựng có 02 loại móng băng cụ thể như sau:

– Móng băng 1 phương là gì? Đây là loại móng băng được thiết kế chỉ theo phương dọc hoặc phương ngang nên được xây dựng khá to và vững chắc để chịu được tải trọng của toàn bộ ngôi nhà.

– Móng băng 2 phương là loại móng băng được thiết kế theo cả phương dọc lẫn phương ngang để chịu tải trọng tối ưu cho cả công trình. Và đây cũng là loại được sử dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay.

2, Phân tích kết cấu của móng băng

Để có thể nắm được chi tiết hơn cũng như là góc nhìn khái quát hơn về loại móng nhà này để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất thì bạn có thể tham khảo về kết cấu và cách sử dụng của chúng dưới đây. Cụ thể như sau:

2.1 Cấu tạo của móng băng là gì?

móng băng là gì

Nhìn chung dù là móng băng 1 phương hay móng băng 2 phương thì đều sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận như lớp bê tông lót mỏng, bản móng chạt liên tục để liên kết chúng thành một khối dầm móng. Theo đó các bộ phận này sẽ có thông số kỹ thuật như sau:

Lớp bê tông lót dày 10cm

Kích thước một bản móng phổ thông sẽ có dài là 90 – 120cm và rộng 35cm.

Thép bản móng phổ thông là: Φ12a150.

Thép dầm dọc móng phổ thông là 6Φ(18-22) và thép đai là Φ8a150.

Lưu ý: Các thông số trên đây chỉ là các kích thước tiêu chuẩn cơ bản, còn trong thực tế thi công xây dựng các kỹ sư có thể điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện địa hình.

2.2 Cách sử dụng móng băng

móng băng là gì

Các sử dụng của móng băng trong xây dựng là gì? Đối với những công trình được xây dựng trên các khu đất có địa chất không ổn định và khó sử dụng được các loại móng khắc thì móng băng chính là một phương án tối ưu bởi việc dễ dàng thi công. Trong đó móng băng dưới cột thường được dùng khi công trình có tải trọng quá lớn mà các loại móng khác không đủ khả năng để chịu lực. Với trường hợp này, móng băng giao thoa sẽ giúp cân bằng độ lún theo hai hướng làm tăng sức chịu tải của móng và giảm áp lực xuống nền đất. Và việc tính toán móng băng dưới cột có thể làm tương tự như việc tính toán dầm trên nền đàn hồi.

3, Tìm hiểu về ưu nhược điểm của móng băng là gì?

móng băng là gì

Trên thực tế để quyết định có nên sử dụng móng băng trong quá trình xây dựng ngôi nhà của mình không thì bạn có thể tham khảo trực tiếp ưu – nhược điểm của chúng dưới đây.

3.1 Ưu điểm của móng băng là gì?

– Móng băng giúp truyền tải đều trọng tải của công trình xuống từng cọc bê tông phía dưới.

– Đây là giải pháp hoàn hảo cho những công trình không thể sử dụng móng đơn

– Loại móng này có khả năng lún đều nên rất phù hợp với các công trình nhà phố.

– Có thể sử dụng trong các trường hợp nền đất, điều kiện địa hình xấu và phù hợp với nhiều quy mô công trình khác nhau.

3.2 Nhược điểm của móng băng là gì?

– Do chiều sâu trộn của móng nông và nhỏ nên độ ổn định về lật và trượt của móng hơi kém.

– Trong thi công ngoài lớp đá gốc gần mặt đất thì các lớp đất phía trên thường có sức chịu tải kém.

– Có thể sử dụng với quy mô công trình từ 3 – 5 tầng nhưng sử dụng tốt nhất là cho các công trình có quy mô nhỏ.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu móng băng là gì cũng như là các ưu – nhược điểm của móng băng. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Hoàng Gia Vũ sẽ giúp ích cho bạn trong việc đưa ra phương án xây dựng phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

 

Xem thêm: