Tham khảo kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu chính là kim chỉ nam hoàn hảo để giúp bạn có được phương án thi công vững chắc nhất cho công trình của mình.

Trong kiến trúc xây dựng nhà ở thì móng nhà được xem là một hạng mục vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là nền tảng nhằm giúp nâng đỡ của một ngôi nhà và quyết định sự vững chắc của toàn bộ công trình. Cụ thể là phần móng này được thi công ẩn sâu ngầm dưới mặt đất và chịu toàn bộ tải trọng của công trình truyền xuống. Vì vậy ngay từ đâu khi xây dựng là cần phải làm móng đạt chuẩn về chất lượng và kỹ thuật ngay từ đầu để đảm bảo tính an toàn và bền vững lâu dài theo thời gian.

kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Tuy nhiên trong thực tế thi công làm móng thì tùy thuộc vào các số liệu khảo sát địa chất cũng như là hiện trạng, tính chất của đất nền cũng như là độ cao, tải trọng và quy mô của đất nền mà bạn có thể lựa chọn loại móng sao cho phù hợp nhất. Vậy nền đất yếu thì nên lựa chọn loại móng nào? Hãy cùng Hoàng Gia Vũ tham khảo kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu qua bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Trên thực tế việc lựa chọn móng có sự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và quan trọng nhất phải để đến điều kiện nền và tải trọng của công trình. Vì vậy trước khi tiến hành thi công các kỹ sư sẽ tiến hành khảo sát địa chất nền để nhằm tránh tối đa các vẫn đề xấu có thể xảy ra như sụt lún, sụp đổ công trình đồng thời đề ra đực các phương án xây dựng nền móng hiệu quả và tiết kiệm được chi phí thi công.

kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Trong đó nếu điều kiện đất nền tốt thì việc lựa chọn móng nhà sẽ vô cùng đơn giản và bạn chỉ cần phải xem xét nhu cầu xây dựng và trọng tải của nhà để lựa chọn loại móng phù hợp. Còn đối với việc làm móng trên nền đất yếu đòi hỏi bạn cần phải thật tỉ mỉ và tính toán đến nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như:

1, Lựa chọn loại móng nhà phù hợp cho nền đất yếu

kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Đối với nền đất yếu thì đòi hỏi bạn cần phải lựa chọn những loại móng có khả năng chống sụt lún cao. Cụ thể như:

Móng cọc

Tùy thuộc vào từng mức độ yếu của nền mà bạn có thể lựa chọn được những vật liệu cọc đa dạng khác nhau. Cụ thể với những ngôi nhà thường sử dụng để xây nhà có quy mô nhỏ, nhà cấp bốn trên nền đất yếu thì bạn có thể sử dụng cọc tràm, cọc tre. Còn đối với những trường hợp gia cố sâu trên nền đất yếu để giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt và được sử dụng khi nền đất ẩm thấp, có mạch nước ngầm, nước đọng thì có thể sử dụng cọc đất vôi hoặc đất xi măng. Cọc đá  và cọc cát đầm chặt sẽ dùng cho những khu vực đất mềm dễ sụt lún. Và phổ biến nhất để gia cố móng trên nền đất yếu là cọc bê tông.

Kinh nghiệm lựa chọn làm móng trên nền đất yếu

Đây là loại móng trải rộng bên phía dưới công trình rất phù hợp với những vùng có địa chất kháng nén yếu do cấu tạo của công trình. Vì vậy nên khi làm móng nhà trên nền đất yếu thì đây chính là giải pháp hoàn hảo để giúp làm giảm áp lực của công trình lên nền đất. Tuy nhiên trong trường hợp nền đất tốt và quy mô công trình không quá lớn thì không nên lựa chọn loại móng này để tiết kiệm chi phí.

Móng băng

Đây cũng là một loại móng thường được sử dụng trong xây dựng nhằm giúp đảm bảo truyền tải trọng đều xuống các cọc bê tông bên dưới nhằm làm giảm áp lực của đáy mỏng. Và với những khu vực đất yếu thì việc sử dụng móng băng sẽ giúp đảm bảo công trình lún đều và dễ thi công.

2, Kinh nghiệm xử lý trên nền đất yếu khi làm móng nhà

kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Khi làm móng nhà trên nền đất yếu thì cách xử lý tốt nhất chính là thay nền. Tuy nhên thì biện pháp này lại vô cùng tốn kém. Vì vậy để tiết kiệm chi phí, các kỹ sư thường tư vấn cho gia chủ xử lý bằng cách thay một phần nền đất yếu bằng cách bổ sung thêm các đệm cát và gối cát. Đồng thời trong thi công sẽ kết hợp cùng với các biện pháp nén nền hoặc là nén đất để giúp gia tăng thêm khả năng chịu lực của nền móng. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo sử dụng những loại móng không thấm đề đầm nền, cách làm này mang đến hiệu quả xử lý móng rât  tốt mà không tốn kém quá nhiều chi phí.

3, Xử lý kết cấu công trình một cách hiệu quả

Đối với những khu vực đất nền yếu thì việc bên cạnh việc thi công móng thì việc xử lý kết cấu công trình cũng có tác động rất lớn đến độ bền chắc của nền móng sau khi thi công. Chính vì vậy khi làm nhà trên địa chất yếu thì phương án lý tưởng cho bạn là nên giảm thiểu trọng lượng của tổng thể công trình bằng cách hạn chế sử dụng những loại vật liệu có trọng tải quá nặng mà lại không mang đến hiệu quả cao. Thay vào đó các vật liệu xây dựng mới có tải trọng nhẹ nhưng vãn đảm bảo được các yêu cầu hoàn hảo về kỹ thuật trong xây dựng chính là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.

kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Ngoài ra trong quá trình thi công thì bạn cũng có thể bố trí thêm các đai bê tông cốt thép để gia tăng thêm khả năng chịu lực cho nền móng. Bằng cách làm này sẽ giúp tăng cường hiệu quả kết cấu và tính liên kết chặt chẽ cho các công trình xây dựng.

4, Kinh nghiệm xử lý móng khi làm nhà trên nền đất yếu

Trong các cách xử lý móng nhà trên nền đất yếu thì cách thông dụng nhất chính là tiến hành thay đổi chiều sâu khi chôn móng để giúp đặt móng xuống lớp đất được chặt và ổn định hơn. Bằng cách này sẽ giúp giải quyết được việc sụt lún khá tốt để tăng được khả năng chịu tải trọng của nền. Tuy nhiên biện pháp này sẽ tốn thêm nhiều chi phí  nên đòi hỏi cần phải có sự bàn bạc thật kỹ giữa chủ đầu tư và kỹ sư.

kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu

Ngoài ra thì ta cũng có thể xử lý vấn đề làm móng cho nền đất yếu bằng cách thay đổi kích thước và hình dáng của móng. Cụ thể là khi tăng diện tích đáy móng của công trình sẽ giúp làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền mà không làm lún công trình. Tuy nhiên cách này làm không đúng trong một vài trường hợp địa chất đặc biệt nên bạn cần phải lưu ý. Bên cạnh đó việc tăng chiều dày móng hay gia cố thêm cốt thép chịu lực và tăng độ kết cấu vững chắc cũng là những gợi ý hiệu quả nhưng chi phí sẽ tăng thêm.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã chia sẻ với mọi người các kinh nghiệm làm móng trên nền đất yếu để đảm bảo tính an toàn và bền vững của công trình. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc đưa ra phương án thi công xây dựng tối ưu nhất cho công trình nhà ở của mình.

>> Xem thêm: Tìm hiểu móng nông là gì? Tiêu chuẩn thiết kế móng nông