Sơn bệt là một công nghệ sơn làm mất đi các đường vân gỗ cũng như là màu nguyên bản của gỗ bằng những màu sắc khác để bề mặt thêm mịn, phẳng và sinh động hơn.
Đồ gỗ nội thất từ lâu đã được biết đến là dòng sản phẩm yêu thích hàng đầu của các gia đình Việt. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu nóng ẩm đặc trưng ở nước ta đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tính thẩm mỹ, độ bền cũng như là chất lượng của dòng sản phẩm này. Vì vậy để làm hạn chế tối đa các tác động của các nhân tố môi trường đến các sản phẩm này thì sơn gỗ được xem là vị cứu tinh vô cùng quan trọng. Trong đó được biết đến là một công nghệ sơn làm mất đi các đường vân gỗ cũng như thay đổi màu nguyên bản bằng những màu sắc sinh động hơn, sơn bệt hiện đang là xu hướng rất được yêu thích trong sản xuất nội thất gỗ hiện nay.
1, Sơn bệt là gì?
Sơn bệt là một công nghệ sơn dùng để xử lý bề mặt gỗ để làm mất hẳn đi những đường vân gỗ đặc trưng cũng như là màu gỗ nguyên bản để giúp tạo một lớp màng bảo vệ để bề mặt gỗ trở nên phẳng và mịn hơn. Theo đó công nghệ này sẽ cho phép bạn có thể thay đổi màu sắc bề mặt bằng những gam màu khác như: trắng, kem, xám, ghi,… tùy thuộc vào sở thích để giúp tổng thể không gian trở nên sinh động và đẹp mắt hơn. Theo đó công nghệ sơn này rất được yêu thích sử dụng trong các không gian nội thất cho các em bé, người trẻ tuổi khi gam màu gỗ được nhận xét là có phần hơi “già” để giúp không gian trở nên trẻ trung và mới lạ hơn.
2, Đặc tính của sơn bệt
Cùng với việc tìm hiểu về công nghệ sơn này thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được những ưu điểm nổi bật cũng như là hạn chế mà chúng mang đến cho không gian nội thất của gia đình. Cụ thể như:
Ưu điểm của sơn bệt
– Tạo một lớp bảo vệ xung quanh bề mặt gỗ để ngăn cản các tác động của môi trường, khí hậu, thời tiết,… làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ giúp cho sản phẩm luôn bền đẹp lâu dài theo thời gian.
– Với khả năng làm mất màu gỗ và vân gỗ nguyên bản sẽ giúp khắc phục sự hạn chế về màu sắc của gỗ tự nhiên. Từ đó mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng theo các sở thích và phong cách thiết kế khác nhau.
– Công nghệ sơn giúp bề mặt trở nên bóng mịn không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp cho việc vệ sinh, lau chùi trở nên dễ dàng hơn.
Nhược điểm của sơn bệt
– Quy trình sơn kỳ công, tốn nhiều thời gian, công sức hơn so với những loại sơn công nghiệp khác như sơn PU, Vecni,…
– Công nghệ sơn này đòi hỏi rất cao về tay nghề của người thi công cũng như là hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến.
– Lớp phủ này sẽ khiến người xem khó phần nhận biết được về chủng loại và chất liệu gỗ bên trong món đồ nội thất khiến cho khách hàng có thể bị đánh lừa nếu không tỉnh táo và tìm hiểu kỹ lưỡng.
3, Quy trình sơn bệt tiêu chuẩn cho đồ gỗ nội thất
Như đã nhắc đến ở trên thì quy trình sơn bệt tiêu chuẩn rất kỳ công. Cụ thể là để hoàn thiện một sản phẩm gỗ đẹp với công nghệ này thì đòi hỏi cần phải thực hiện bài bản theo quy trình tiêu chuẩn gồm 06 bước nghiêm ngặt sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ
Bề mặt nội thất gỗ trước khi tiến hành sơn đều cần phải được xử lý kỹ lưỡng như: thực hiện đánh nhám để làm nhẵn bề mặt hoặc xử lý vá, dặm lại những chỗ bị khiếm khuyết nhằm đảm bảo sự bằng phẳng để khi sơn sẽ mang đến giá trị thẩm mỹ cao nhất.
Bước 2: Tiến hành đánh bả bột và lau màu
Sau khi xử lý bề mặt gỗ thật nhẵn, phẳng thì sẽ tiến hành phả một lớp bột bả trả đều lên bề mặt của gỗ để lấp kín các khoảng trống giữa các ghi gỗ mà mắt thường khó nhìn thấy đồng thời loại bỏ khả năng khiến cho gỗ bị thấm nước. Đối với những loại gỗ đặc biệt đòi hỏi cao về chất lượng thì sẽ được phủ thêm một lớp lau màu ở phía trên.
Bước 3: Tiến hành sơn lót lần 1 trước khi sơn bệt
Ở bước này, người thợ thi công sẽ sử dụng súng sơn áp lực 8kg/cm3 với góc mở của vời là 30 độ để tiến hành phu sơn lót lần 1 lên bề mặt gỗ. Ở bước này sẽ tiến hành phun khoảng 03 lượt khắp bề mặt rồi mang đi phơi dưới trời nắng cho khô.
Bước 4: Tiến hành sơn lót lần 2
Sau khi mang đi phơi nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ thì chúng ta sẽ lấy gỗ vào rồi sử dụng giấy nhám 320 tiến hành xử lý bề mặt bằng cách đánh nhám lại lớp sơn cũ. Sau đó lại tiếp tục sử dụng súng phun áp lực 8kg/cm2 với góc mở vòi là 30 độ rồi phun tiếp lớp sơn lót lần 2. Lớp sơn này cũng được phun khoảng 03 lượt như lần đầu rồi tiếp tục mang đi phơi nắng.
Bước 5: Tiến hành phun màu sơn bệt
Sau khi phơi nắng nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ thì gỗ sẽ được đưa vào và tiến hành đánh giấy nhám 320 đánh nhám lại bề mặt sơn thật kỹ để đảm bảo có độ mịn cao. Sau đó tiến hành phủi sạch lớp bụi trên bề mặt đồng thời tiến hành sử dụng súng phun sơn với áp lực hơi 8kg/cm2 và góc mở vòi là 60 độ và khoảng cách từ vời đến mặt gỗ là 50cm để tiến hành phun màu cho bề mặt gỗ. Lớp sơn này được phun khoảng từ 02 – 03 lượt rồi mang gỗ ra phơi,
Bước 6: Tiến hành dặm lại và sơn bóng
Bề mặt gỗ phơi khoảng 1 tiếng đồng hồ khi lớp sơn màu đã khô thì bạn sẽ tiếp tục sử dụng giấy nhám 320 vuốt nhẹ nhàng bề mặt rồi phủi sạch bủi và tiến hành dặm lại những điểm màu nhạt để đảm bảo sự đồng nhất trong bề mặt. Sau đó phơi khô khoảng 1 tiếng rồi tiến hành phủ thêm một lớp sơn bóng lên bề mặt gỗ để gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Sau đó tiến hành phơi nắng khoảng 8 – 10 tiếng đồng hồ cho khô hẳn các lớp sơn. Cuối cùng là đóng gói xuất xưởng hoặc thi công trực tiếp.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu sơn bệt là gì và quy trình thực hiện sơn bệt cho đồ gỗ nội thất. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc cân nhắc đưa ra phương án sản xuất, thi công hoàn hảo nhất cho không gian nội thất của gia đình.
>> Xem thêm: Mẫu tủ bếp gỗ gõ đỏ