Piet Mondrian – Người truyền cảm hứng của các kiến trúc sư

Piet Mondrian là một danh họa người Hà Lan đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tân tạo hình và trở thành người truyền cảm hứng của đông đảo kiến trúc sư.

Piet Mondrian là một danh họa người Hà Lan nổi tiếng trong trường phái hội họa đầu thế kỷ 20 với các đóng góp to lớn cho nền hội họa thế giới. Ông là người phát triển trường phái Trừu tượng thông qua việc khởi khởi xưởng cho nghệ thuật Tân tạo hình Neo-Plasticcism độc đáo. Để từ đó những tài liệu của ông đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn lao cho đông đảo các kiến trúc sư trên toàn thế giới.

Thông tin chung về Piet Mondrian

Danh họa Piet Mondrian tên thật là Pieter Cornelis Mondriaan sinh năm 1872 tại Amersfoot, Hà Lan và mất vào năm 1944 tại New York, Mỹ. Không chỉ là một danh họa, ông còn là một nhà lý, nhà văn nên Piet Mondrian tin rằng nghệ thuật chính là yếu tố phản ảnh tâm linh cơ bản của thiên nhiên. Chính vì vậy ông đã đơn giản hóa các đối tượng trong tác phẩm của mình trở thành những yếu tố cơ bản nhất và tiết lộ những bản chất của năng lượng huyền bí của sự cân bằng các lực lực chi phối trong thiên nhiên và vũ trụ.

Piet Mondrian

Vào những năm 1920, Piet Mondrian bắt đầu vẽ những đường kẻ lưới đen với các ô màu sắc cơ bản mang tính biểu tượng của mình. Và chính những đường kẻ và hình chữ nhật này đã giúp ông khở xướng cho lý thuyết Tân tạo hình Neo Plasticism với sự khám phá các chuyển động thông qua màu sắc và hình thức đơn thể. Còn với những khối màu đỏ, vàng, lam của ông đã trở thành yếu tố quan trọng trong phong trào De Stijl vòa những năm 1900. Theo đó cho đến nay những tài liệu của ông trong nghệ thuật trừu tượng của ông đã truyền đến nguồn cảm hứng lớn lao của các kiến trúc sư trên toàn thế giới.

Sự ảnh hưởng của Piet Mondrian đến các kiến trúc sư

Cùng với nghệ thuật Tân tạo hình cùng ngôn ngữ tạo hình của Piet Mondrian đã giúp kích thích và thúc đẩy các kiến trúc sư, nhà thiết kế trong việc khám phá một không gian mới. Cụ thể là dưới góc nhìn của người họa sỹ về sự dẻo dai của thế giới xây dựng đã cho phép ông đề xuất được những ý tưởng giúp làm giảm thiểu các khối lượng kiến trúc. Để từ đó coi kiến trúc giống như một khung năng động giúp kết nối các hoạt động trong cuộc sống của con người. Và từ những tài liệu này đã ảnh hưởng đến rất nhiều kiến trúc sư trong việc cho ra những tác phẩm để đời.

1, Cảm hứng của KTS Gerrit Rietveld

Piet Mondrian

Công trình đầu tiên đã thừa nhận sự ảnh hưởng của Piet Mondrian trong thiết kế chính là sản phẩm đầu tay của kiến trúc sư Gerrit Rietveld. Đó là một công trình nhà ở 2 tầng của một người góa phụ Truus Schroder cùng với 3 người con của mình tại Utrecht, Hà Lan. Trong quá trình triển khai, các hệ lưới đen trong nghệ thuật Tân tạo hình đã được chuyển thành những thanh kim loại, các khối gỗ cùng với những thanh thép hình ống được sơn màu xanh, đỏ, vàng để tạo thành sự chuyển động của hệ thống cửa số, mái và tường. Và một điểm đặc biết trong kiến trúc của ngôi nhà này chính là các bức tường bên trong không phải chịu lực cùng không gian bên trong được biến đổi một các rất linh hoạt.

2, Ảnh hưởng của Piet Mondrian với KTS Theo van Doesburg

Piet Mondrian

Khi tiếp nhận thiết kế cho công trình Café L’Aubette vào năm 1926, kiến trúc sư Theo van Doesburg đã lấy cảm hứng trọn vẹn từ trường phái Tân tạo hình của ông. Cụ thể là không gian nội thất đã được ông khéo léo cải tạo trở thành một bức tranh lưới De Stijl nghiêng 45 độ với các màu sắc đỏ, vàng, xanh rực rỡ cho các bức trần và tường của phòng “Cine- Dancing”.

3, Nhà thiết kê Charles và Ray Eames

Piet Mondrian

Hai nhà thiết kế Charles và cộng sự Ray Eames cũng đã thành công sử dụng hệ lưới đen của ông vào các khung thép đúc sẵn trong bản kiến trúc khối nhà của Viện nghiên cứu số (1949). Trong cảm hứng thiết kế một cấu trúc theo nguyên mẫu và đúc sẵn để đáp ứng về sự bùng nổ về nhà ở nên các mặt phẳng và hệ lưới trừu tượng của Piet Mondrian trong công nghiệp và sản xuất đã đem kiến trúc nội địa đến với quần chúng. 

4, Ảnh hưởng của Piet Mondrian với kts Le Corbusier

Piet Mondrian

Trong thiết kế cấu trúc đúc sẵn, đáp ứng sự bùng nổ nhà ở, hệ lưới và những mảng màu trừu tượng của Mondrian trở thành biểu tượng tự nhiên cho sản xuất công nghiệp và các kỹ thuật chiến tranh. Màu sắc cơ bản đậm nét đã làm nổi bật ban công của công trình Uno d’Habitiation (1952, KTS Le Corbusier), ở Pavilion Le Corbusier là những khối panel tráng men màu. Thậm chí nhà thiết kế thời trang Yves Saint Laurent đã biến tác phẩm của Mondrian thành một chiếc váy vào năm 1965.

Kết luận

Trong bài viết trên đây đã giúp mọi người cùng tìm hiểu thông tin về danh hoạt Piet Mondrian và sức ảnh hưởng của ông đối với nền kiến trúc trên toàn thế giới. Hãy cùng theo dõi Hoàng Gia Vũ để cập nhật những thông tin về kiến trúc đầy đủ nhất.