Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới TIẾT KIỆM

Cùng với những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới dưới đây sẽ giúp bạn hô biến không gian sống trở nên tươi mới, tiện nghi hơn mà rất tiết kiệm, không tốn nhiều chi phí.

Có thể thấy dù bạn sở hữu một không gian nhà ở dù đẹp đến đâu thì sâu một khoảng thời gian sử dụng dài nhất định thì chúng sẽ xuống cấp trở nên xấu xí và cũ kỹ. Hơn nữ điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây nên những bất tiện trong cuộc sống cũng như là khiến chất lượng cuộc sống của gia đình bị giảm đi đáng kể. Những lúc này không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện tài chính để xây dựng lại một ngôi nhà mới hoàn toàn chưa kể việc này cũng tốn rất nhiều thời gian. Trong trường hợp này thì cải tạo nhà ở được biết đến là biện pháp tối ưu nhất. Theo đó những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới TIẾT KIỆM dưới đây chính là cẩm nang hữu ích dành cho bạn.

Lợi ích của việc cải tạo lại nhà cũ

cải tạo nhà cũ thành mới

Không phải ngẫu nhiên mà việc cải tạo lại nhà cũ lại được mọi người yêu thích và ưa chuộng hơn hẳn so với việc xây dựng nhà mới mà bởi những ưu điểm tuyệt vời mà chúng mang đến dưới đây. Cụ thể như:

– Đảm bảo tính an toàn: Sau một thời gian sử dụng ngôi nhà sẽ bị xuống cấp với kết cấu bố cục ngôi nhà không còn được vững chãi và chắc chắn như hồi mới sử dụng. Lúc này việc cải tạo nhà ở sẽ giúp bạn gia cố ngôi nhà, tránh tình trạng trần tường bị nứt, ủ dột đồng thời ngăn ngừa tình trạng sụp đổ, sạt lở  để đảm bảo sự an toàn cho gia đình.

– Sử dụng diện tích hiệu quả: Khi sửa lại không gian nhà cũ cho phép bạn hoàn toàn có thể thay đổi toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Lúc này bạn sẽ có các biện pháp khắc phục lại những vấn đề đã gặp trong việc bố trí trước đây để giúp việc sử dụng không gian hiệu quả và tiện ích hơn.

– Thay đổi bố cục không gian: Có thể thấy được rằng có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cũ nên trong nhịp sống hiện đại ngày nay đã gây nên nhiều bất tiện trong sử dụng. Vì vậy khi cải tạo lại bạn sẽ có thể biến tấu không gian trở nên xinh đẹp, hiện đại tiện nghi để mang đến cho gia đình một không gian sống thoải mái tuyệt vời nhất.

– Tiết kiệm thời gian, chi phí: So với việc xây mới hoàn toàn lại ngôi nhà thì việc cải tạo nhà cũ tuy khó khăn và tốn nhiều công sức hơn nhưng bù lại sẽ giúp gia đình tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí thực hiện.

Các hạng mục trong cải tạo nhà cũ thành nhà mới

Rất nhiều gia đình thường có ý định sửa sang, cải tạo lại ngôi nhà của mình nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu nên khiến cho công việc này thường xuyên bị trì hoãn. Để không rơi vào trường hợp này thì đòi hỏi bạn cần phải xác định được các hạng mục mà mình muốn thực hiện. Theo đó dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.

1, Cải tạo tường nhà cũ thành mới

cải tạo nhà cũ thành mới

Các diện tường của ngôi nhà thường là nơi dễ dàng bị xuống cấp nhất do những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, môi trường, khí hậu. Khi cải tạo cho khu vực này bạn cần phải chú ý đến các công việc sau:

– Chống thấm: Tường nhà thường bị ẩm mốc do chịu tác động của thời tiết, vi khuẩn nhất là các khu vực gần hệ thống dẫn nước hoặc bị rò rỉ nước như phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Vì vậy khi cải tạo điều đầu tiên bạn cần phải chống thấm cho khu vực này.

– Sơn lại: Bạn có thể dễ dàng nhận ra những bức tường sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong tróc lớp sơn nền hoặc sơn lót gây mất thẩm mỹ. Lúc này thì việc sơn lại những bức tường chính là điều bạn không thể bỏ qua.

– Trang trí: Sau khi đã sơn lại các bức tường thay vì để trống một cách đơn điệu và lãng phí thì bạn có thể trang trí nơi đây bằng những bức tranh, ảnh hay phụ kiện trang trí để giúp tổng thể trở nên sinh động và cuốn hút hơn.

2, Cải tạo ánh sáng nhà cũ

cải tạo nhà cũ thành mới

Ánh sáng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua trong cải tạo nhà ở bởi chúng không chỉ có vai trò quan trọng trong sự tiện nghi mà còn tác động trực tiếp đến tính thẩm mỹ. Trong cải tạo bạn có thể tạo thêm các ô cửa sở để giúp căn phòng trở nên thoáng đãng, thoải mái và giúp đón nhận tối đa ánh sáng tự nhiên. Trong những không gian thiếu sáng thì bạn nên lựa chọn những gam màu sáng nhẹ nhàng như trắng, kem, be,… để tăng độ phản chiếu và kết hợp với hệ thống đèn phù hợp để giúp ngôi nhà trở nên sáng sủa hơn, hạn chế tình trạng bị gò bó.

3, Cải tạo hệ thống điện nước nhà cũ thành mới

cải tạo nhà cũ thành mới

Khảo sát hệ thống điện nước cũng là một hạng mục vô cùng quan trọng trong cải tạo nhà bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia đình. Đối với những kiến trúc nhà cũ đã được xây từ lâu thì rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ thống này. Bởi sau khi sử dụng một thời gian dài thì sẽ có thể khiến các đường dây dẫn, đường ống bị bào mòn và nứt nẻ. Nên lúc cải tạo nhà cũ sẽ tìm những khuyết điểm không hợp lý trong hệ thống điện nước để khắc phục, thay mới nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình và tiện lợi trong sử dụng.

4, Cải tạo kết cấu và nội thất cho nhà cũ

cải tạo nhà cũ thành mới

Có thể thấy được rằng việc cải tạo nhà cũ chính là nhằm giúp chúng ta mang đến một không gian sống tươi mới và tiện nghi hơn. Muốn vậy thì việc cải tạo lại kết cấu và nội thất cho nhà cũ chính là một vấn đề vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:

– Đối với nhà tắm, phòng vệ sinh: Hai khu vực này thường dễ bi xuống cấp, ủ dột và nấm mốc bởi chịu ảnh hưởng từ nước lâu ngày. Lúc này thì bạn có thể sữa chữa đường ông nước hay thay đổi kết cấu nhà tắm và nâng cấp hệ thống vệ sinh để đảm bảo xử lý chất thải an toàn. Ngoài ra thì bạn cũng có thể sửa sang tường bằng cách ốp gạch men để mang đến sự sáng bóng, sạch sẽ, dễ dàng vệ sinh và ngăn chặn nguy cơ ẩm mốc.

– Đối với phòng khách và bếp: Đối với phòng khách và bếp quá hẹp gây nên nhiều khó chịu và bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt của gia đình thì trong cải tạo bạn cũng có thể thay đổi kết cấu của ngôi nhà: mở rộng – thu hẹp diện tích như mong muốn. Nhưng lời khuyên hữu ích lúc này là nên đập thông tạo sự kết nối giữa khách và bếp để không gina trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Lúc này căn cứ vào sự xuống cấp của đồ nội thất mà bạn có thể thay mới hoặc tân trang lại như sơn màu, phủ bóng,… để giúp không gian trở nên tươi tắn hơn.

– Đối với phòng ngủ: Nếu trong gia đình có nhân khẩu tăng lên nhưng số lượng phòng ngủ không đáp ứng thì việc cải tạo, bố trí lại phòng ốc chính là gợi ý tối ưu nhất, Lúc này bạn có thể phân bổ các không gian phòng ngủ trở nên hợp lý hơn để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của gia đình. Nội thất trong không gian tùy thuộc vào sự xuống cấp mà có thể cải tạo – tân trang hoặc thay mới sao cho phù hợp.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã chia sẻ cùng mọi người những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới TIẾT KIỆM và dễ dàng nhất. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu íc cho mọi người trong việc đưa ra phương án phù hợp nhất để hô biến không giann cũ trở nên tươi mới, thoải mái và tiện nghi hơn để tận hưởng cuộc sống.