Cùng với những thắc mắc con gái có được thờ cúng cha mẹ mình không đang là mối bận tâm sâu sắc của nhiều người, đặc biệt là con gái trong gia đình.
Theo như quan niệm xưa thì việc thờ cúng là việc hệ trọng và lớn lao nên trách nhiệm cao cả này sẽ được người con trưởng là nam nhân trong gia đình đảm nhận. Vậy con gái và con thứ có được thờ cúng cha mẹ của mình không? Thờ như vậy có đúng không, có phạm vào điều đại kỵ gì không? Là một trong những câu hỏi được nhiều rất các gia chủ quan tâm. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Hoàng Gia Vũ để có được những giải đáp cho câu hỏi này nhé!
Tín ngưỡng thờ cúng – Con gái có được thờ cha mẹ mình
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ lâu đời trong nên văn hóa từ xưa đến nay. Khi Nho giáo du nhập vào nước ta, chữ hiếu được đề cao hơn cả, đây là nền tảng triết lý nhân văn sâu sắc cho tục thờ cúng tổ tiên sau này. Đi kèm theo đó là vấn đề vấn đề dương danh hiển gia, gia đình, gia tộc cũng được đề cao.
Theo đó thờ cúng tổ tiên dần dần đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một trong những chuẩn mực đạo đức xã hội và là nguyên tắc làm người. Đồng thời tín ngưỡng thờ cúng cũng trở thành một phần thiết yếu quan trọng trong cuộc sống tâm linh của người Việt xưa – nay:
Cây có gốc nở cành, xanh lá
Nước có nguồn bể cả, sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước, rồi sau có mình
Đâu nhất thiết việc thờ cúng phải là mâm cao cỗ đầy, lễ nghĩa trịnh trọng, chỉ cần thành tâm dâng nén hương lên cho gia tiên tiền tổ, ông bà cha mẹ mình với lòng thành kính nhất. Ngày lễ tết con cháu tụ họp quây quần về thăm quê hương và thành tâm kính viếng tổ tiên của mình là được.
Ai là người chịu trách nhiệm và cúng bái tổ tiên?
Theo phong tục thờ cúng ngày xưa của cha ông ta thì người chịu trách nhiệm chính trong việc cúng bái tổ tiên là người con trai và đặc biệt là trưởng nam ( nếu có).
Nếu gia chủ là con trai trưởng trong nhà thì nhất thiết cần phải có bát hương đồng thờ chính thức các bậc tiền nhân đã sinh thành dưỡng dục người. Ngoài bát hương thờ tổ tiên thì gia chủ nên đặt thêm một bát hương thờ thần linh và một bát hương thờ bà cô, ông mãnh trong gia đình.
Nếu gia chủ là con trai thứ, theo quan niệm của người xưa thì trên bàn thờ chủ cần có một hoặc hai bát hương thờ cúng để thờ các vị thần hoặc các bậc thầy dạy chữ, dạy nghề… chứ không được thờ cha, và tự ý giỗ mẹ. Vì đó chính là quan điểm của người xưa, điều nãy sẽ dẫn đến mất tình nghĩa anh em trong nhà, làm buồn lòng cha mẹ ông bà. Tuy nhiên hiện nay thì quan niệm đó đã dần được bác bỏ và con trai thứ thì vẫn có thể được thờ cúng cha mẹ mình bình thường.
Con gái có được thờ cúng cha mẹ mình không?
Như chúng ta biết là hiện nay con trai trưởng hay con trai thứ đều có thể được thờ cúng cha mẹ, vậy con gái có được thờ cha mẹ mình không đặc biệt là con gái khi đã xuất giá lại càng là vấn đề gây tranh cãi và thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ mong muốn được thờ cha mẹ mình.
Theo đó thì việc thờ cúng hiện nay không còn quá khắt khe như ngày xưa, tùy theo vùng miền mà con gái vẫn được thờ cha mẹ mình sau khi đã xuất giá, tuy nhiên việc thờ cúng chính vẫn là người con trai trong gia đình còn người con gái có thể lập bàn thờ tại nhà chồng nhung phải đặt bà thờ riêng và không được cao hơn hay đặt trước bàn thờ gia tiên bên chồng.
Con gái khi lấy chồng thì thờ cha mẹ như thế nào?
Theo Phật giáo và các nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng việc con cháu thờ cúng cha mẹ tổ tiên là điều hiếu nghĩa và hoàn toàn đúng đạo lí, còn việc phân chia trai gái chỉ mang tính chất tương đối. Những nhà chỉ có con gái thì vẫn có quyền được thờ phụng cha mẹ, thờ cha mẹ là điều đúng đắn và hiếu nghĩa tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến việc thờ cúng để tránh phạm kỵ khi thờ cúng 2 họ.
Lời kết
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu bài viết con gái có được thờ cúng cha mẹ mình không, hi vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn và gia đình bạn trong việc thờ cúng cha mẹ mình.