Chiều cao mỗi tầng của biệt thự bao nhiêu là hợp lý?

Để đảm bảo được tính thẩm mỹ, an toàn, thoải mái cũng như là cân đối ngân sách thi công thì chiều cao mỗi tầng của biệt thự bao nhiêu là hợp lý nhất?

Nhiều người thường lầm tưởng về câu nói “nhà cao cửa rộng” của ông cha ta chính là xây nhà càng cao thì lại càng tốt. Trên thực tế câu nói này thường dùng để đánh giá sự thành công của một người trong xã hội, còn khi xét về khía cạnh kiến trúc thì đây là một quan niệm đúng như không đủ. Cụ thể các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng dã khẳng định rằng “khi chiều cao tầng vượt qua một giới hạn nào đó thì chúng sẽ không còn ý nghĩa về mặt tiện nghi, phong thủy và kinh tế của gia chủ”. Vì vậy việc xác định chiều cao nhà trong xây dựng là rất quan trọng.

chiều cao mỗi tầng của biệt thự

Đối với những ngôi nhà cao cấp như nhà biệt thự thì việc xác định chiều cao nhà lại càng quan trọng bởi chúng không chỉ giúp đảm bảo độ an toàn mà còn giúp cho mẫu biệt thự trở nên đẹp và sang trọng hơn để xứng tầm với giá trị. Vậy chiều cao mỗi tầng của biệt thự bao nhiêu là hợp lý? Hãy cùng Hoàng Gia Vũ đi sâu vào tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về chiều cao tầng của công trình xây dụng

Để tính toán được chiều cao tầng cho nhà biệt thự phù hợp thì điều đầu tiên đòi hỏi mọi người cần phải hiểu chiều cao tầng là gì cũng như là vai trò của chúng. Cụ thể như sau:

Chiều cao mỗi tầng của biệt thự là gì?

chiều cao mỗi tầng của biệt thự

Chiều cao nhà chính là khoảng cách được tính từ nền tầng 1 hoặc nền đất xung quanh đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Ngoài ra thì chiều cao tầng còn được xem xét là khoảng cách giữa hai sàn nhà từ hệ sàn của tầng dưới cho đến hệ sàn của tầng kế tiếp. Trong thiết kế biệt thự tùy thuộc vào từng không gian, diện tích riêng của mỗi công trình mà ta có những cách tính toán chiều cao mỗi tầng của biệt thự bao nhiêu là hợp lý nhất cho tổng thể kiến trúc đó.

Tại sao cần phải tính toán chiều cao tầng?

chiều cao mỗi tầng của biệt thự

Trong thiết kế kiến trúc xây dựng thì các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc tính toán chiều cao tầng nhà là rất quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu công trình cũng như là không gian sống trong ngôi nhà. Nếu như chiều cao tầng thấp có thể mang đến sự ấm áp, gần gũi nhưng cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy bức bí, đèn nén. Ngược lại nếu trần tầng cao thì sẽ giúp tạo sự thoáng đãng và sang trọng nhưng cũng có thể tạo sự trống trải, lạnh lẽo. Tuy những yếu tố này còn liên quan đến việc trang trí các hệ trần nhưng vẫn có thể thấy được rằng chiều cao tầng chính là yếu tố quyết định đến tổng thể. Chính vì vậy để sở hữu một không gian vừa tạo sự thoáng đãng lại vừa gần gũi để mang đến sự thoải mái cũng nhưu là tính thẩm mỹ sang trọng thì đòi hỏi cần phải cân đối và tính toán chiều cao hợp lý.

Chiều cao mỗi tầng của biệt thự cao bao nhiêu là hợp lý?

Trên thực tế không có một thông số nào chính xác nhất trong quy trình chiều cao tầng của nhà biệt thự. Mà tùy thuộc vào từng công trình với quy mô, kết cấu khác nhau mà ta có thể tính toán các thông số phù hợp nhất. Dưới đây là một vài yếu tố tác động đến chiều cao tầng mà bạn có thể tham khảo để xác định được con số phù hợp nhất cho công trình của mình.

Tính toán chiều cao tầng theo phong cách, kiến trúc

chiều cao mỗi tầng của biệt thự

Trên thực tế tùy thuộc vào từng phong cách kiến trúc của căn biệt thự khác nhau mà chiều cao tầng cũng có sự chênh lệch nhất định. Và đúc kết kinh nghiệm từ các chuyên gia cũng như là các công trình thi công thực tế, Hoàng Gia Vũ đưa ra cho bạn một vài gợi ý như sau:

– Với các công trình biệt thự hiện đại thường được thiết kế trần thạch với các trang trí hướng đến sự đơn giản, lược bỏ các chi tiết cầu kỳ thì chiều cao của tầng 1 thường từ 3,6 – 3,9m. Còn đối với các tầng phía trên sẽ có chiều cao từ 3,4 – 3,6m.

– Với các công trình tân cổ điển hay cổ điển với các hệ trần được thiết kế tỉ mỉ hơn thì tại tầng 1 thường sẽ bố trí cao khoảng 3,9m còn các hệ tầng trên là 3,6m thậm chí là tầng trên cùng có thể là 3,3m được xem là hợp lý nhất. Tuy nhiên với các hệ trần ốp gỗ cầu kỳ thì có thể cao khoảng tầm 4m.

– Đối với các công trình biệt thự lâu đài đậm chất quý tộc hoàng gia thì tầng 1 sẽ cao từ 4,2 – 4,5m còn từ các không gian tầng 2 trở lên có thể cao từ 3,6 – 3,9m.

Chiều cao mỗi tầng của biệt thự bao nhiêu là hợp lý cho từng khu vực chức năng

chiều cao mỗi tầng của biệt thự

 Bên cạnh phong cách kiến trúc thì chiều cao tầng của nhà biệt thự còn tùy thuộc vào từng khu vực chức năng mà có những cách điều chỉnh riêng. Cụ thể:

– Phòng khách là nơi đón tiếp các vị khách nên cần phải đảm bảo sự thoáng mát, trang trọng nên thường sẽ có chiều cao tầng lớn hơn so với các phòng khác với kích thước từ 3,6 – 4m.

– Phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ cũng như là phòng làm việc là những không gian cần sự ấm cúng, gần gũi và thoải mái nên không cần phải thiết kế quá cao. Chiều cao gợi ý cho những không gian này là từ 3 – 3,3m.

– Phòng thờ là không gian tâm linh đề cao tính trang trộng và yên tĩnh nên đòi hỏi không thể thiết kế thấp hơn so với những khu vực chức năng khác trong nhà.

– Phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà kho là những công trình phụ nên có thể bố trí thấp hơn chỉ vần bố trí chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian, chi phí. Các khu vực này có thể thiết kế độ cao từ 2,4 – 2,77m.

Chiều cao tầng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu

chiều cao mỗi tầng của biệt thự

Bên cạnh những yếu tố trên thì việc tính toán chiều cao tầng còn được các chuyên gia cân nhắc dựa trên đặc điểm điều kiện khí hậu nơi thi công công trình . Cụ thể như:

– Với những công trình tại khu vực miền Bắc hay miền Trung với mùa hè oi bức cùng mùa đông lạnh giá nên trong thiết kế không nên để chiều cao trần quá lớn để tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ. Kích thước thích hợp nhất là từ 3 – 3,6m.

– Với khu vực miền Nam với hai mùa mưa và khô rõ rệt với đặc trưng khí hậu nắng nóng và độ cẩm cao thì lại cần phải thiết kế độ cao tầng cao để giúp không gian thoáng đãng, mát mẻ và tránh tình trạng ẩm mốc. Gợi ý chiều cao lý tưởng tại các công trình biệt thự tại đây thường là từ 3,6 – 4,2m.

Chiều cao mỗi tầng của biệt thự bao nhiêu là hợp lý theo phong thủy

chiều cao mỗi tầng của biệt thự

Trong quan niệm phong thủy thì chiều cao của nhà có ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của gia trạch, nhà quá cao hay quá thấp đều có thể tạo ra sát khí mang đén những tác động không tốt với gia đình. Và trong quan niệm phong thủy thì mỗi kiến trúc mỗi tầng tính từ sàn đến trần được chia làm 3 tầng là: tầng thái âm, tầng thái hòa và tầng thái dương. Trong đó tầng thái âm là tính từ sàn nhà với chiều cao khoảng 40cm, tầng thái dương tính từ trần khoảng 60m và thái hòa là tầng sinh khí được tính là khoảng cách giữa hai tầng này. Thông thường thái hòa thường cao khoảng từ 1,8 – 2,5m so với mặt sàn để thái âm và thái dương không xâm lấn và hòa tuyến.

Theo đó trong phong thủy để tính toán chiều cao tầng phù hợp đến hòa tuyến của con người thì các chuyên gia đưa ra lời khuyên như sau:

– Phòng rộng dưới 30m2 thì chiều cao thông thủy của phòng phải ít nhất là 3,15m

– Phòng rộng từ 30m2 trở lên thì chiều cao thông thủy thường phải cao từ 3,25 – 4,1m

Ngoài ra trong tính toán các thông số kích thước theo phong thủy hiện nay thì các gia đình thường ưa chuộng sử dụng thước Lỗ Ban để lựa chọn được các thông số vàng giúp mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu về chiều cao mỗi tầng của biệt thự bao nhiêu là hợp lý nhất? Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc đưa ra phương án thiết kế kiến trúc hoàn hảo nhất đáp ứng các yêu cầu về công năng, thoải mái, an toàn cũng như là tính thẩm mỹ xứng tầm với giá trị.