Giằng móng là gì? Tìm hiểu chức năng và loại hình

Giằng móng hay được biết đến với tên gọi khác là dầm móng được biết đến là một công đoạn rất quan trọng khi xây dựng để đảm bảo sự chắc chắn cho công trình.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà cần phụ thuộc vào rất nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó mỗi công đoạn lại được biết đến với một vai trò riêng và khi tổng kết lại sẽ mang đến một ngôi nhà hoàn hảo nhất. Và giằng móng luôn là cái tên mà chúng ta thường nghe nhiều trong quá trình xây dựng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đây là công đoạn nào và có vai trò ra sao. Vậy hãy cùng Hoàng Gia Vũ đi sâu vào tìm hiểu về công đoạn này dưới đây.

1, Nội dung thông tin về giằng móng

giằng móng

Giằng móng hay còn được gọi là dầm móng được hiểu là toàn bộ kết cấu theo phương ngang của cả công trình. Yếu tố này sẽ giúp tạo sự liên kết tối ưu cho khung kết cũng cũng như là liên kết giữa các móng để tăng thêm và đảm bảo sự kiên cố, chắc chắn trong công trình. Thông thường căn cứ vào từng công trình mà đơn vị thi công có thể lựa chọn giằng móng hình thang, hình chữ nhật hay hình chữ T cũng như là vị trí giằng ở ngoài, ở trong hay ở giữa cột cho phù hợp nhất. Nhưng dù lựa chọn như thế nào thì trong quá trình thi công đều cần phải tính toán kỹ lưỡng dể đảm bảo sự chính xác và phù hợp nhất.

2, Khám phá vai trò và chức năng của giằng móng

giằng móng

Giằng móng chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng để giúp đảm bảo sự chắc chắn cho hệ khung công trình. Đặc biệt là trong nhiều trường hợp thì đây còn chính là bộ phận chống đỡ cho kết cấu của toàn bộ công trình để giúp chống thấm và chống rạn nứt vô cùng hiệu quả. Cụ thể là chúng có tác dụng nâng đỡ phần tường  phía trên giắng và truyền lực trực tiếp xuốc các móng bên dưới để giúp phần móng đứng vững và chắc chắn hơn để tạo nên sự thống nhất chặt chẽ. Từ đó có thể hiểu một cách đơn giản nhất về tác dụng của dầm móng như sau:

– Tăng cường độ chắc chắn, vững trãi và cứng cáp cho toàn bộ kết cấu của công trình;

– Giúp phân bổ đều các tải trọng xuống các hệ móng băng hay móng cột của công trình;

– Giữ vững từng nút chân cột của của công trình, đảm bảo không bị xoay hay xô lệch trong những điều kiện môi trường không tốt.

– Đảm bảo sự liên kết bền vững để tạo nên kết cấu chắc chắn cho toàn bộ công trình..

3, Cấu tạo của một số loại giằng móng trong xây dựng

Hiện nay trong xây dựng dang sử dụng 3 phân loại giằng móng khác nhau là móng đơn, móng bè và móng bằng với mỗi loại lại có những đặc điểm và cấu tạo riêng. Chi tiết như sau:

Giằng móng đơn

giằng móng

Đây là loại móng đỡ một cột hay một cụm các cột đứng sát nhau để mang đến khả năng chịu lực tốt nhất. Loại móng này thường được sử dụng trong những công trình có tải trọng nhẹ và vừa như: nhà cấp 4, nhà 1 tầng 1 trệt, nhà 2 tầng,… Loại móng này có cấu tạo khá đơn giản là các hình trụ được tạo nên từ bê tông cốt thép. Đối với những công trình công nghiệp thì họ thường sử dụng phần đáy móng đặt lên nững vùng đất tốt với chiều sâu khoảng 1m để giúp tạo bề mặt bằng phẳng đồng thời tránh được sự thay đổi giữ những vùng ráp ranh đất xấu – tốt hãy độ nở của đất.

Ngoài ra loại dầm móng này còn được liên kết với một hay nhiều tảng hệ thống dầm khác nhau để giúp chống đỡ hệ thống xây dựng bên trên đồng thời giằng các móng cốc để tránh bị lệch hay lún giữa những đài móng. Nhìn chung thì loại dầm móng này có các thông số kích thước như sau:

– Kích thước lớp bê tông khoảng 10cm;

– Kích thước của dầm móng khoảng: 30x70cm;

– Chiều cao của dầm móng khoản 20cm.

Giằng móng bè

giằng móng

Đây là loại dầm móng thường được sử dụng tại những nền đất yếu, có sức đề kháng kém dù là có nước hay không có nước hoặc do kết cấu của công trình bên dưới là kho, hầm, hồ bơi, bồn chứa,… Lúc này dầm móng bè chính là có tác dụng phân bổ đều các trọng lượng để tránh tình trạng lún, sụt. Nhìn chung thì dầm móng bè này có cấu tạo nhiều lớp bao gồm lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng khắp công trình với những thông số kích thước như sau:

– Lớp bê tông dày khoảng 10cm;

– Chiều cao khoảng 20cm;

– Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 30x70cm;

– Thép bản móng tiêu chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200;

– Thép giằng móng tiêu chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22);

Giằng móng băng

giằng móng

Móng băng hiện đang là loại móng được sử dụng phổ biến bậc nhất trong các công trình xây dựng hiện nay. Loại móng này thường nằm bên dưới các hàng, cột và có cấu tạo theo một dải dài độc lập hoặc giao cắt theo những hình chữ thập để đỡ lấy tường hoặc cột. Cụ thể là chúng sẽ bao gồm một lớp bê tông có tác dụng lót mỏng để đảm bảo sự cố định và chắc chắn cho phần móng cũng như là toàn bộ công trình. Thông số kích thước của loại dầm móng này là:

– Kích thước bản mỏng phổ thông là (90 – 120) x 35 (cm);

– Kích thước dầm móng khoảng 300 x (50 – 70)cm;

– Chiều rộng của rằng sẽ <150cm.

4, Tư vấn thi công giằng móng nhà cấp 4

giằng móng

Trong xu hướng hiện nay thay vì những mẫu nhà cao tầng thì các gia đình trẻ lại ưa chuộng các mẫu nhà cấp 4 bởi chi phí thấp mà vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng. Cụ thể là bởi nhà cấp 4 có trọng tải nhẹ nên thi công nhanh và giằng móng cũng đơn hơn với các bước cụ thể như sau:

Tiến hành chuẩn bị cốp pha

Việc chuẩn bị cốp pha là rất quan trọng bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, kết cấu và hình dạng của bê tông. Hiện nay có 2 loại cốp pha được dùng phổ biến nhất là cốp pha thép và cốp pha gỗ trong quá trình lắp đặt và dựng cốp pha sẽ được tiến hành thực hiện ngay tại công trình.

Ngoài ra trong quá trình thực hiện thì các mẫu cốp pha thép cần phải được phủ thêm một lớp chống dính hoặc là cẩn trọng trong xẻ cưa đối với cốp pha gỗ để tránh lãng phí. Bên cạnh đó khi lắp đặt cần phải thực hiện chính xác theo bản vẽ kỹ thuật để đảm bảo độ vững chắc và đúng kết cấu thiết kế.

Tiến hành bố trí thép giằng móng

Việc bố trí cốt thép sẽ được gia công trực tiếp tại công trường hoặc được đo đạc và vận chuyển đến sau khi đã hoàn thiện lắp dựng cốp pha. Thép bố trí giằng móng phải được sửa thẳng, đánh sạch gỉ thép. Các thanh thép được liên kết với nhau bằng cách nối hàn hoặc buộc kẽm. Các lưu ý trong quá trình này là:

– Đảm bảo thép đúng kích thước và đúng số hiệu thiết kế, lắp dụng đúng vị trí và khoảng cách.

– Tránh tình trạng thép bị xô lệch, biến dạng trong quá trình lắp đặt.

– Nếu phát hiện các sau lệch so với bản vẽ thiết kế thì cần phải điều chỉnh ngay lập tức

Đổ bê tông giằng móng

Sau khi bố trí thép cho giằng móng thì cần thực hiện việc đổ bê tông càng sớm càng tốt để tránh các điều kiện bên ngoài xâm nhập làm thép bị gỉ sét. Công đoạn này là quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn đến hệ thống kết cấu của công trình. Các vấn đề không thể bỏ qua là:

– Trộn bê tông theo tỉ lệ đạt chuẩn. Nếu là bê tông tươi thì cần thử chất lượng của bê tông trộn sẵn xem có đảm bảo chất lượng hay không.

– Trước khi đổ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, bịt kín các khe hở giữa cốp pha với nhau để tránh bê tông chảy nước hoặc cốp pha bị bục khiến hao hụt bê tông bị chảy ra ngoài.

– Trong quá trình đổ bê tông cần đảm bảo không làm sai lệch vị trí thép gây ra việc nở cốp pha hoặc cấu kiện bị biến dạng làm thay đổi thiết kế đã đề ra.

Tháo cốp pha và bảo dưỡng bê tông

Bước cuối cùng của quá trình thi công giằng móng sẽ là tháo cốp pha và bảo dưỡng phần bê tông đã đổ. Muốn đảm bảo công trình đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết thì cần thực hiện một số công việc sau:

– Việc bảo dưỡng sẽ phải bắt đầu ngay sau khi bê tông đủ cứng, không bị vỡ và tiến hành liên tục trong khoảng 12 giờ.

– Bề mặt bê tông phải luôn giữ ẩm bằng cách tưới nước lên hoặc dùng vật liệu giữu nước phủ lên trên bề mặt.

– Chỉ được tháo dỡ cốp pha khi cường độ bê tông đạt yêu cầu thi công. Khi tháo cốp pha không được làm chấn động và rung ảnh hưởng đến kết cấu bê tông. Nếu có các khuyết tật thì cần phải sửa chữa ngay.

Kết luận

Trong nội dung bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu giằng móng là gì cũng như là vai trò cũng cách phân loại phù hợp. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà.