Tìm hiểu gỗ lim là gì? Có nên làm nội thất gỗ lim không?

Gỗ lim là một loại gỗ quý hiếm hiện đang rất được yêu thích và sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, nội thất và sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

Từ xưa, gỗ tự nhiên đã rất được ông cha ta sử dụng rộng rãi để làm nên các đồ nội thất và vật dụng trong cuộc sống hàng ngày hay các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Và cho đến nay thì chúng vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình Việt trước sự đa dạng của thị trường vật liệu. Trong đó gỗ lim được biết đến là một trong những loại gỗ tự nhiên quen thuộc hàng đầu hiện nay, dù chưa từng nhìn thấy thì chắc hẳn mọi người cũng đã nghe đến tên chúng qua các tác phẩm văn học, thơ ca. Vậy gỗ lim là gì? Có nên làm nội thất gỗ lim không? Hãy cùng Hoàng Gia Vũ đi sâu vào tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1, Gỗ lim là gì?

Theo bách khoa toàn thư thì gỗ lim là tên gọi chung dùng để chỉ một nhóm các loại vật liệu được khai thác từ các loại lim khác nhau như: lim xanh, lim xẹt hay các giống lim thương phẩm được nhập khẩu như: lim Ghana, lim Lào, lim Nam Phi,… Loài cây này thường sinh trưởng chậm nhưng kích thước thân cây khá lớn, cây trưởng thành có thể cao đến hơn 30m. Hiện nay cây lim thường phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc,… đồng thời được gây giống và trồng tái sinh ở: Nam Phi, Ấn Độ,…

gỗ lim

Cây lim được người Việt Nam ta gọi là giống lim xanh thuộc loài Erythrophleum fordii, họ Fabaceae với thân tròn, thẳng có vỏ nâu với các nốt sần. Loại gỗ này hiện được xếp vào nhóm gỗ quý thứ II theo danh sách phân loại gỗ được khai thác, sử dụng ở Việt Nam và là một trong 4 loại gỗ tứ thiết cực quý của nước ta (đinh, lim, sến, táu). Xét về đặc tính thì gỗ có độ cứng rất cao, nặng, cầm chắc tay với màu sắc nâu thẫm có các đường vân đẹp mắt.

2, Phân loại gỗ lim

gỗ lim

Như đã nói, gỗ lim là tên gọi chung của nhiều loại gỗ khác nhau. Và hiện nay trên thị trường có 04 loại lim tiêu biểu là:

Gỗ lim xanh

Hay lim ta có tên khoa học là Erythrophloeum forfii Oliver thường sinh trưởng ở các đồi núi ở Tây Nguyên. Loại gỗ này khi vừa chặt sẽ có màu vàng – xanh lẫn lộn và sau đó sẽ chuyển dần thành màu nâu thẫm. Gỗ non có dát gỗ màu vàng nâu còn gỗ trưởng thành thì có giác màu vàng đen. Chúng hiện là loại được đánh giá chất lượng tốt nhất và nằm trong top các loại gỗ quý với ưu thế như: cứng, chắc, không bị giãn nở, cong vênh và mối mọt.

Gỗ lim xẹt

Hay còn gọi là muồng kim phượng, điệp, phượng vàng, lim vang,… với tên khoa học là Peltophorum pterocarpum và thường phân bố tại các khu vực Trung Bộ, Nam Bộ. Khác với lim xanh, loại lim này thuộc nhóm VI chuyên dùng để đóng hàng mộc xuất khẩu. Gỗ có màu khá nhạt, hơi ngả trắng với khối lượng khô trung bình là 740kg/cm3 với thớ gỗ mịn, tia gỗ dài – nhỏ – hẹp và ít bị cong vênh, mối mọt.

Gỗ lim Lào

Giống như tên gọi thì đây là loại gỗ sinh trưởng trong các cánh rừng già nguyên sinh của Lào và được nhập khẩu về nước ta. Loại gỗ này có độ cứng cao, chất gỗ đặc, mịn và khả năng kháng sâu mọt rất tốt. Gỗ có mùi hắc còn về màu sắc thì thường có màu đỏ đậm hoặc nâu sẫm với hệ vân đẹp, bám sơn tốt nên có tính thảm mỹ rất cao. Tuy nhiên do chính phủ Lào đang đóng cửa rừng và siết chặt cửa khẩu nên hiện rất hiếm có loại gỗ này trên thị trường Việt Nam.

Gỗ lim Nam Phi

Đây cũng là một loại gỗ được nhập khẩu vào nước từ các nước như: Nigieria, Congo,… có độ ổn định cao và khả năng chịu lực tốt. So với lim Lào thì lim Nam Phi có khối lượng nhẹ hơn nhưng hơi thô và độ cứng, khả năng bám sơn kém hơn. Hơn nữa màu sắc gỗ không được tươi nhưng vân gỗ dài, đẹp và tom gỗ mịn nên vấn đảm bảo được tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao.

3, Đặc điểm của gỗ lim

blank

Trên thực tế tùy thuộc vào mỗi loại lim sẽ mang những đặc tính riêng khác nhau, nhưng nhìn chung chúng sẽ có những điểm tương đồng nhất định về các ưu điểm, hạn chế. Cụ thể như:

Ưu điểm của gỗ lim

– Nổi bật với đặc tính cứng, nặng nên các sản phẩm đều rất chắc chắn, có khả năng chịu lực, chịu va đập rất tốt trong quá trình sử dụng.

– Với kết cấu bền chặt nên không bị nứt nẻ, co ngót và biến dạng do các điều kiện thời tiết. Hơn nữa gỗ cũng có khả năng chống mối mọt vô cùng hiệu quả để đảm bảo độ bền lâu dài theo thời gian.

– Gỗ có màu từ nâu nhạt đến nâu thẫm với hệ vân to, sắc nét dạng xoắn vô cùng tinh tế phù hợp với nhiều phong cách, kiểu dáng nội thất đa dạng khác nhau.

Nhược điểm của gỗ lim

– Gỗ có mùi hắc khá khó chịu chứ không thơm như các loại gỗ thông thường

– Là loại gỗ quý thuộc nhóm II nên giá thành của chúng trên thị trường rất cao

– Chất gỗ cứng, nặng nên cần tốn nhiều thời gian, công sức trong quá trình sản xuất, thi công cũng như là gây khó khăn trong việc vận chuyển, lắp đặt.

– Thông thường gỗ sẽ được ngâm dưới bùn nên trong sản xuất, thi công nếu không xử lý khéo léo sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của màu gỗ.

4, Có nên làm nội thất gỗ lim không?

blank

Có nhiều thông tin cho rằng gỗ lim có mùi hắc và có thể gây dị ứng nên nhiều người thắc mắc không biết có nên làm nội thất gỗ lim không? Trên thực tế việc người thợ bị hắt hơi, đau rát mũi khi chế tác gỗ hương không phải là do dị ứng mà do chất gỗ cứng, mạt cưa của chúng khá sắc gây nên những hiện tượng này, còn khi làm thành nội thất được đánh bóng mịn sẽ không bị trường hợp này. Hơn nữa, nằm trong nhóm gỗ tứ thiết nên chúng thường được sử dụng để làm xà, cột, cửa, cầu thang,… để đảm bảo tính cứng chắc, bền bỉ lâu dài theo thời gian.

gỗ lim

Ngoài ra gỗ lim còn thường được ngâm xuống ao bùn trong thời gian dài giúp hạn chế tối đa tình trạng mục nát, mối mọt, cong vênh nên rất được ưa chuộng trong làm sàn gỗ và thi công đồ nội thất như bàn ghế, kệ tủ,… có độ bền lâu dài, thậm chí là có những ngôi nhà cổ dù tồn tại cả trăm năm vẫn có giá trị. Tuy nhiên do độ bền cao nên nhiều khi trên thị trường còn bị lẫn gỗ được tháo dỡ từ các công trình chùa chiền,… Do đó mọi người thường kiêng làm giường gỗ lim và thường tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc của gỗ.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Hoàng Gia Vũ đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu gỗ lim là gì? Có nên làm nội thất gỗ lim không? Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc đưa ra sự lựa chọn thích hợp nhất cho không gian tổ ấm của gia đình.