Tư vấn hướng dẫn xây nhà – Chuẩn bị mặt bằng làm nền móng

Là yếu tố quyết định đến tính chắc chắn, độ bền vững, an toàn của công trình thì việc chuẩn bị mặt bằng làm nền móng là một hạng mục vô cùng quan trọng.

chuẩn bị mặt bằng làm nền móng

Có thể thấy được rằng để có được một ngôi nhà đẹp, phân chia công năng hợp lý thì bạn cần phải có một bản thiết kế phù hợp. Nhưng để sở hữu một ngôi nhà chắn chắn và bền vững thì bên cạnh chất lượng vật liệu thì đòi hỏi bạn cần phải có chuẩn bị mặt bằng và nền móng thật tốt. Đây là một hạng mục vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng và thường được nhà thống đảm nhiệm hoàn toàn. Tuy nhiên trong cẩm nang hướng dẫn xây nhà thì việc chuẩn bị mặt bằng làm nền móng là yếu tố mà các gia chủ cần phải nắm vững để chủ động kiểm soát về chất lượng cũng như là cách thức và thời gian thi công.

Cẩm nang hướng dẫn xây nhà: Tư vấn chuẩn bị mặt bằng làm nền móng

Đây là một bước vô cùng quan trọng trong xây dựng để đảm bảo chất lượng, tính an toàn chon công trình. Vì vậy dù hạng mục này được giao hoàn toàn cho bên phía nhà thầu xây dựng nhưng đòi hỏi bạn không được lơ là mà cần phải nắm vững thật kỹ các công việc cần thiết trong hạng mục này. Cụ thể như:

1, Tiến hành chuẩn bị mặt bằng

Trong hạng mục chuẩn bị mặt bằng sẽ bao gồm các công việc như làm giải tỏa, phát quang và làm sạch mặt bằng. Cụ thể là bạn cần phải di dời các kết cấu xây dựng cũ loại bỏ các phế thải và xà bần. Trong trường hợp với mặt bằng là khu vực đân cư thì đòi hỏi bạn cần phải phá dỡ toàn bộ công trình, di dời cây xanh, đất thừa cũng với các đường hệ thống điện nước ra khỏi khu vực thi công đồng thời chuẩn bị chỗ ở sinh hoạt cho thợ thi công.

chuẩn bị mặt bằng làm nền móng

Bên cạnh đó với đặc trưng khí hậu nhiệt đới với lượng mua nhiều nên trong xây dựng việc tiêu nước bề mặt và hạ mực nước ngầm cho khu vực thi công cũng rất quan trọng. Đặc biệt là một số công trình được xây dựng tại khu vực đất trũng dễ bị ứ đọng, ngập nước nên việc tiêu nước sẽ giúp hạn chế không để nước chảy vào hố móng gây khó khăn cho quá trình thi công.

2, Tiến hành làm nền móng sau khi chuẩn bị mặt bằng

Sau khi đã chuẩn bị xong mặt bằng thì việc tiếp theo chính là tiến hành làm nền móng cho công trình. Hạng mục này bao gồm các công việc như: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất và gia cố nền đất. Trong xây dựng nền móng hiện nay có 03 loại móng cơ bản là móng đơn, móng bè và móng băng. Tùy thuộc vào đặc tính địa chất của đất cũng như là quy mô công trình mà các kỹ sư kết cấu sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn loại móng phù hợp nhất. Thông thường các công trình nhà ở dân dụng thường sử dụng móng đơn và móng băng còn trong các trường hợp đất yếu thì mới lựa chọn phương án đóng cừ tràm, khoan cọc nhồi, ép cọc,…

chuẩn bị mặt bằng làm nền móng

Còn việc gia cố nền đất trong làm móng khi chuẩn bị mặt bằng hiện có hai hình thức chủ yếu là ép cọc tre, cọc cừ tràm hoặc là khoan cọc bê tông. Trong đó cọc tre (2 – 2,5m) và cọc cừ tràm (4 – 4,5m) thường được gia cố bằng cách dùng búa tạ ép thẳng xuống nền với mật độ khoẳng 25 – 30 cọc/m2 để giúp nén chặt phần đất dưới chân để tạo điểm tỳ trong thi công phần móng. Trong trường hợp xây dựng trên nền đất yếu, nền đất ao hồ thì đòi hỏi cần phải gia cố bằng cọc bê tông cốt thép tiết diệt 200×200 hoặc 250×250 với mỗi đoạn từ 4 – 6m. Các cọc này thường được đổ sẵn và vận chuyển đến công trình bằng xe tải rồi dùng máy ép neo hoặc máy tải ép trực tiếp xuống đất.

3, Một vài lưu ý trong chuẩn bị mặt bằng làm móng

chuẩn bị mặt bằng làm nền móng

Trong quá trình tiến hành thi công chuẩn bị mặt bằng làm móng thì đòi hỏi bạn cũng cần phải lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo thi công chất lượng. Cụ thể như:

– Khi ký hợp đồng ép cọc bê tông bạn cần phải làm rõ với nhà thầu về các thông số cọc như: chủng loại thép, mác bê tông,… bởi các cọc đã được làm sẵn từ trước nên rất dễ bị trục lợi.

– Khi tiếp nhận cọc tại công trình bạn cũng cần phải kiểm tra chất lượng cọc theo hình thức ngẫu nhiên, tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

– Khi tiến hành ép cọc do địa chất đất không đều nên xảy ra tnh huống ép âm và ép dương chỗ sâu – nông không đều với ép âm xuống đất không thấy phần cọ nhô lên còn ép dương là thấy phần cọc nhô lên. Trong thi công bạn cần làm rõ với nhà thầu về giá của từng tình huống đồng thời yêu cầu nhà thầy làm theo các tiêu chuẩn được quy định trong hồ sơ như: chủng loại, vị trí, số lượng,…

– Ngoài ra khi làm móng sẽ dễ gây ảnh hưởng đến các khu đất và nhà cửa lân cận nên khi thực hiện cần hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy không hướng về bất kỳ nhà cửa hay các công trình bền cạnh.

Kết luận

Như vậy, trong cẩm nang hướng dẫn xây nhà trên đây Hoàng Gia Vũ đã tư vấn mọi người cách chuẩn bị mặt bằng làm nền móng trong thi công. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc lên phương án xây dựng tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng, an toàn và tính bền vững cho công trình nhà ở của mình.

>> Xem thêm các mẫu thiết kế kiến trúc đẹp nhất 2020.