Nét độc đáo của cá chép Koi mà thu hút được sự yêu thích của người nuôi và thưởng ngoại cá cảnh chính là sự đa dạng về màu sắc, hình dáng và đặc biệt là kiểu vây của cá. Cá Koi được nuôi rộng rãi ở rất nhiều khu nước trên thế giới nhưng được nuôi nhiều nhất là ở các nước châu Á như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc,…….
Nhưng trước khi bắt tay vào nuôi nhiều người đã nghĩ không biết là hồ cá Koi có khó không và nuôi chúng có vất vả không ?
=> Vậy thì trong bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn nuôi cá Koi khỏe mạnh và có màu đẹp mắt!
I.Cần chuẩn bị gì trước khi nuôi cá Koi
1. Kỹ thuật chọn giống cá Koi
Việc chọn được cá khỏe mạng, bơi đẹp và không có dị tật,….thi coi như bạn đã thành công được 50% trong công cuộc nuôi cá Koi rồi.
Trong giới cá Koi có 4 loại cá Koi của Nhật, Việt Nam, Trung Quốc và cá Koi đến từ Châu Âu được xếp vào hàng nổi bật nhất. Nhưng trong 4 loại này thì cá Koi của nhật có Koi của nhật được đánh giá cao vì có màu đỏ ớt rất đẹp, những loại khác thường chỉ có màu đỏ cam hoặc cam.
1.1 Cách chọn giống cá Koi tốt:
– Chọn con giống cân, không dị tất hay xây xát, màu sắc tươi sang và trên hết nhìn cá phải khỏe mạnh có phản ứng tốt.
– Màu sắc trên thân cá rõ ràng không bị mờ, dáng bơi thẳng và không bị lệch sang bên nào cả.
– Bạn nê mua cá tại những nơi có uy tín. Do ở đó quy trình nuỗi cá sẽ đảm bảo đúng kỹ thuật sẽ tránh được tình trạng sinh bệnh lây cho cá cũ.
2. Chuẩn bị hồ nuôi cá Koi
Một trong những kỹ thuật nuôi cá Koi quan trọng chính là làm hồ cá Koi. Mặc dù hồ ngoài trời hay hồ trong nhà thì kỹ thuật nuôi đề như nhau, nhưng đối với hồ ngoài trời sẽ trồng vào sâu hơn trong nhà nên đặc biệt phải chú ý đến hệ thống lọc và xả nước.
Việc này sẽ tránh được tình trạng thức ăn dư thừa và rong rêu mọc nhanh sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cá.
Độ sâu của nước đối với hồ lớn nên từ 0,8 – 2m còn đối với hồ mini 0,4 – 0,5m là ổn nhất. Vì nếu quá sâu thì sẽ không thể quan sát được cá cũng như tình trạng dưới đáy hồ, còn quá nông sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Lúc mới hồ xong bạn nên dùng WUNMID liều 100g/200m3 nước để sát trùng toàn bộ trước khi thả cá. Sau 24h bạn tiến hành sục khí và cây những vi sinh vật có lợi vào hồ. Rồi đợi sau một ngày bạn có thể bắt đâu tiến hành thả cá.
3. Chuẩn bị nước
Cũng giống như không khí đối với con người thì nước chính là nguồn sống của cá, bạn nên chú ý tới đặc tính của nguồn nước để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cá đó là.
– Độ PH: 7-7,5
– Ngưỡng PH: 4-9
– Nhiệt độ: 20-27oC
– Hàm lượng O2 tối thiểu là 2,5mg/L. Sau một thời gian do ảnh hưởng từ chất thải và thức ăn dư thừa sẽ dẫn đến sự phát sinh của tảo, điều này có thể gây ảnh hưởng tới nồng độ oxi trong hồ. Vì vậy cần nên bố trí cây xung quanh hồ hồ để đảm bảo lượng oxi.
II. Kỹ thuật nuôi cá Koi lên màu đẹp
1, Cá Koi ăn gì? Thức ăn cho cá Koi
Mặc dù là loại cá dễ nuôi nhưng để có được đàn cá khỏe mạnh và màu sắc đẹp thì phải đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật của người nuôi. Quan trọng nhất chính là thức ăn, cách cho ăn và liều lượng.
Cá Koi là loài ăn tạp, khi được 3 ngày tuổi thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, sinh vật phù du,….
Sau khi được 2 tuần tuổi cá sẽ chuyển thức ăn các loại thức ăn ở tầng đấy như giun hay loăng quăng. Việc thay đổi tính nết ăn phụ thuộc vào nguồn thức ăn ảnh hưởng. Vì vậy nên chú ý đảm bảo nguồn sinh vật để cho có ăn.
Sau khi cá một tháng tuổi chúng sẽ ăn giun, ốc, ấu trùng,….và cá loài động vật nhỏ khác. Không những thế cá còn có thể ăn cám, bã đậu hay các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Nhưng thức ăn chủ yếu nhất cho cá là những loại chế biến từ gạo, bột mì,………
Những lưu ý khi cho cá Koi ăn
Khẩu phần ăn thích hợp nhất là bằng 5% tổng khối lượng cá. Và chú ý cho cá ăn 2 lần/ngày, nếu nhiều quá cá ăn không hết sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của cá. Bạn có thể cho chúng ăn một số loại thức ăn có sẵn như Aquamaster, thức ăn Đài Loan,….
Các loại thức ăn này đã được nhà sản xuất pha trộn đầy đủ chất dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cùng thêm một số loại kháng sinh giúp sức để kháng của cá khỏe mạng hơn.
2, Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ở cá Koi
Nguyên nhân gây bệnh
– Lười vệ sinh hoặc không thiết kế khoa học dễn đến ô nhiễm nguồn nước.
– Hệ thống lọc không chuẩn. Công suất lọc không tương xứng với diện tích hồ.
– Độ PH thay đổi bất thường
– Không sử lý vi sinh hay những sinh vật gây hay ngay từ khi mới phát triển.
– Cho ăn thức ăn có nguồn gốc ko rõ ràng.
Cách phòng trống bệnh ở cá Koi
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng trong hồ để nếu có biến cần phải xử lí ngay.
– Nên mua ở những nơi uy tín để đảm bảo sức khỏe cho cá
– Cá mới mua về phải cách ly 3 tuần để theo dõi sức khỏe.
III, Những sai lầm trong quá trình nuôi cá Koi
Cho cá ăn quá nhiều
Thức ăn thừa và sự tăng của chất thải sẽ làm giảm đi chất lượng nước. Do đó ảnh hưởng tới sức khỏe của cá. Mà ăn nhiều quá nhẹ thì cá bị mất dáng còn nặng có thể khiến cá bị chết.
Hồ nuôi cá Koi quá bé
Không gian để một chú cá nhỏ phát triển hoàn toàn đến lớn là tw 500l – 2000l nước. Nếu hồ cảu bạn quá sức chưa thì nên chuyển bớt cá sang không gian khác hoặc mở rộng diện tích hồ.
Sử dụng bộ lọc công suất thấp
Nếu bộ lọc quá công suất không đủ để làm sạch chất thay hai thức ăn dư thừa của cá. Đây chúng là nguyên chính dẫn đến sự suy giảm tình trạng sức khỏe của cá.
Cá mới mua về không được cách ly
Sau khi mua cá về phải nhốt riêng cá trong bể nước dung tích từ 400-600l để theo dõi liên tục trong 3 tuần xem tình trạng cá có ổn không rồi mới thả chung với cá cũ.
Cá bị sốc nước
Nếu thay nước mà không chưa thử Clo thì có nghĩa là bạn đang giết chính lũ cá của mình. Vậy nên sau khi thay nước mới bạn nên phơi nước 1 ngày để cho bay hết Clo, không thì có một cách nhanh hơn là bạn dùng than hoạt tính để trung hòa Clo trong trước.